Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Nông Cống 1, Thanh Hóa (Lần 1)

Luyện thi đại học môn Lý 2016

Tài liệu luyện thi THPT, cao đẳng, đại học: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Nông Cống 1, Thanh Hóa (Lần 1) là đề luyện thi hay dành cho các sĩ tử. Hi vọng Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Nông Cống 1, Thanh Hóa (Lần 1) sẽ là đề thi hữu ích cho các bạn.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:

    Dao động của một chất điểm có khối lượng 100 g là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình li độ lần lượt là x1 = 5cos10πt (cm), x2 = 10cos10πt (cm) (t tính bằng s). Biên độ dao động tổng hợp của chất điểm bằng

  • Câu 2:

    Phát biểu nào sai khi nói về dao động tắt dần?

  • Câu 3:
    Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là m, chiều dài dây treo là l, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Động năng cực đại của chất điểm tính theo công thức
  • Câu 4:

    Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với điện trở thuần. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở là 100 V. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng

  • Câu 5:
    Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Năng lượng từ trường trong cuộn cảm biến thiên tuần hoàn với chu kỳ
  • Câu 6:
    Sóng điện từ khác sóng cơ ở đặc điểm?
  • Câu 7:

    Loại sóng điện từ được dùng để thông tin dưới nước là

  • Câu 8:
    Khi ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì
  • Câu 9:
    Một vật dao động điều hoà, khi qua vị trí cân bằng thì
  • Câu 10:
    Nếu tăng độ cứng lò xo lên 2 lần và giảm biên độ 2 lần thì cơ năng của con lắc lò xo sẽ
  • Câu 11:
    Một chất điểm dao động theo phương trình x = 6cosωt (cm), chất điểm dao động trên quỹ đạo dài
  • Câu 12:
    Bước sóng là
  • Câu 13:
    Pin quang điện là nguồn điện
  • Câu 14:
    Công thoát êlectron của một kim loại bằng 3,43.10-19J. Giới hạn quang điện của kim loại này là
  • Câu 15:
    Hạt nhân 126C coa cấu tạo gồm
  • Câu 16:
    Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là
  • Câu 17:
    Trong bài hát “Tiếng đàn bầu” do ca sỹ Trọng Tấn thể hiện có đoạn: “cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha”. Thanh và trầm ở đây liên quan đến đặc trưng vật lý nào?
  • Câu 18:

    Một sóng có chu kì 0,125 s thì tần số của sóng này là

  • Câu 19:
    Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2√2 cos200πt(A) là
  • Câu 20:
    Đặt vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/π F một điện áp xoay chiều u = Uocos(100πt) (V). Cảm kháng của cuộn dây bằng
  • Câu 21:
    Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện chỉ có điện trở thuần R = 50 Ω một điện áp u = 100√2cos(100πt - π/4)(V) 4 . Biểu thức của cường độ dòng điện qua đoạn mạch là
  • Câu 22:
    Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia X và tia tử ngoại?
  • Câu 23:
    Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây đúng?
  • Câu 24:
    Khối lượng của hạt nhân 104Be là 10,0113 u, khối lượng của nơtron là mn = 1,0086 u, khối lượng của prôtôn là mp = 1,0072 u và 1u = 931 Mev/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân 104Be là:
  • Câu 25:
    Công thức xác định số hạt nhân N còn lại sau thời gian t của một chất phóng xạ là
  • Câu 26:
    Một con lắc lò xo gồm vật nặng nhỏ nối vào lò xo có độ cứng k dao động điều hòa theo phương ngang. Độ lớn cực đại của lực kéo về tác dụng lên vật trong quá trình dao động là F. Mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
  • Câu 27.
    Một nguồn sáng đơn sắc có λ = 0,6μm chiếu vào hai khe S1, S2 hẹp song song cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách hai khe 1m. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn là
  • Câu 28:
    Một mạch dao động LC lí tưởng dao động tự do với chu kì T với dòng điện cực đại trong mạch là Io. Biết rằng trong một chu kì, khoảng thời gian mà dòng điện trong mạch có giá trị -2√5mA ≤ i ≤ 4mA là T/2. Giá trị Io bằng
  • Câu 29:
    Một dòng điện có cường độ i = 2cos(100πt - π/2)(A) 2 . Tần số của dòng điện này là
  • Câu 30:
    Đặc điểm quang trọng của quang phổ liên tục là
  • Câu 31:
    Một lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k = 20N / m nằm ngang, một đầu được giữ cố định, đầu còn lại được gắn với chất điểm m1 = 0,1 kg Chất điểm m1 được gắn với chất điểm thứ hai m2 = 0,1 kg. Các chất điểm đó có thể dao động không ma sát trên trục Ox nằm ngang (gốc O ở vị trí cân bằng của hai vật) hướng từ điểm cố định giữ lò xo về phía các chất điểm m1, m2. Tại thời điểm ban đầu giữ hai vật ở vị trí lò xo nén 4cm rồi buông nhẹ để hệ dao động điều hòa. Gốc thời gian được chọn khi buông vật. Chỗ gắn hai chất điểm bị bong ra nếu lực kéo tại đó đạt đến 0,2 N Thời điểm mà m2 bị tách khỏi m1 gần giá trị nào nhất?
  • Câu 32:
    Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn A và B cách nhau 10cm dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 75 cm/s. C là điểm trên mặt nước có CA = CB = 10cm. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đoạn thẳng CB, điểm mà phần tử tại đó dao động với biên độ cực đại cách điểm B một đoạn ngắn nhất gần với giá trị nào nhất sau đây?
  • Câu 33:
    Trên dây dài 24 cm, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 2 bụng sóng. Khi dây duỗi thẳng, gọi M, N là hai điểm chia sợi dây thành 3 đoạn bằng nhau. Tỉ số khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa hai điểm M, N thu được bằng 1,5. Biên độ dao động tại bụng sóng xấp xỉ bằng
  • Câu 34:
    Cho mạch điện xoay chiều theo thứ tự gồm tụ C = 10-3/9π F, cuộn dây có r = 30Ω, độ tự cảm L = 0,3/π H và biến trở R mắc nối tiếp. Khi cố định giá trị f = 50Hz và thay đổi giá trị R = R1 thì UC1 đạt giá trị cực đại. Khi cố định giá trị R = 30Ω và thay đổi giá trị f = f2 thì UC2 đạt giá trị cực đại. Tỉ số giữa UC1/UC2 bằng
  • Câu 35:
    Cho phản ứng hạt nhân 21D + 31T → α + n. Biết năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân tương ứng là εD = 1,112 MeV/nuclôn, εT = 2,827 MeV/nuclôn, εHe = 7,074 MeV/nuclôn. Năng lượng tỏa ra của phản ứng hạt nhân trên tính theo MeV là
  • Câu 36.
    Một mạch dao động điện từ có chu kỳ dao động riêng là T, tụ điện phẳng giữa hai bản là chân không. Đặt vào giữa hai bản của tụ một lớp điện môi cùng diện tích với hai bản, có hằng số điện môi ε, bề dày bằng một nửa khoảng cách giữa hai bản tụ điện, để chu kỳ dao động của mạch là T’ = T√5/2, thì giá trị ε là
  • Câu 37:
    Một học sinh quấn một máy biến áp có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp hai lần số vòng dây cuộn sơ cấp. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 1,92U Khi kiểm tra thì phát hiện trong cuộn thứ cấp có 40 vòng dây bị quấn ngược chiều so với đa số các vòng dây trong đó. Bỏ qua mọi hao phí máy biến thế. Tổng số vòng dây đã được quấn trong máy biến áp này là
  • Câu 38:
    Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R không đổi, tụ điện có điện dụng C không đổi và cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều u=120√2cosωt(V), trong đó ω thay đổi được. Cố định L = L1 thay đổi ω, thấy khi ω = 120π rad/s thì UL có giá trị cực đại, khi đó UC = 40√3 V. Sau đó cố định L = L2 = 2L1 thay đổi ω, giá trị của ω để UL có giá trị cực đại là
  • Câu 39:
    Rôto của máy phát điện xoay chiều một pha có 100 vòng dây, điện trở không đáng kể, diện tích mỗi vòng 60 cm2. Stato tạo ra từ trường đều có cảm ứng từ 0,20 T. Nối hai cực của máy vào hai đầu đoạn mạch gồm: điện trở thuần R = 10 Ω, cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L = 0,2/π H và tụ điện có điện dung C = 0,3/π mF. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n = 1500 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua R là
  • Câu 40:
    Đoạn mạch xoay chiều chứa 3 linh kiện R, L, C. Đoạn AM chứa cuộn dây thuần cảm L, MN chứa R và NB chứa C. Biết R = 50Ω, ZL = 50√3Ω; ZC = 50√3/3Ω. Khi uAN = 80√3 V thì uMB = 60V. Giá trị cực đại của uAB
  • Câu 41:
    Ba con lắc lò xo 1,2,3 đặt thẳng đứng cách đều nhau theo thứ tự 1, 2, 3. Ở vị trí cân bằng ba vật có cùng độ cao. Con lắc thứ nhất dao động có phương trình x1 = 3cos(20πt + π/2) (cm), con lắc thứ hai dao động có phương trình x2 = 1,5cos(20πt) (cm). Hỏi con lắc thứ ba dao động có phương trình nào thì ba vật luôn luôn nằm trên một đường thẳng?
  • Câu 42:
    Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 100g và lò xo có độ cứng 40 N/m được đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Vật nhỏ đang nằm yên ở vị trí cân bằng, tại t = 0, tác dụng lực F = 2 N theo phương ngang lên vật nhỏ làm lò xo dãn để cho con lắc dao động điều hòa đến thời điểm t = π/3 s thì ngừng tác dụng lực F. Dao động điều hòa của con lắc sau khi không còn lực F tác dụng có giá trị biên độ gần giá trị nào nhất sau đây?
  • Câu 43:
    Đoạn mạch AB gồm điện trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Đặt điện áp u = Uocos(2πft) vào hai đầu đoạn mạch AB. Cho biết R, L, C, Uo là các giá trị dương và không đổi, tần số f thay đổi được. Thay đổi f nhận thấy: f = f1 (Hz) , f = f1 + 50 Hz , f = f1 + 100 Hz thì hệ số công suất đoạn mạch lần lượt là cosφ1 = 1; cosφ2 = 0,8; cosφ3 = 0,6. Giá trị f1 gần giá trị nào nhất sau đây?
  • Câu 44.
    Trong thí nghiệm I âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn ảnh D = 2m. Nguồn S phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,5μm và λ2= 0,4μm. Trên đoạn MN = 30mm (M và N ở một bên của O và OM = 5,5mm) có bao nhiêu vân tối bức xạ λ2 trùng với vân sáng của bức xạ λ1:
  • Câu 45:
    Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là λ= 720 nm, λ2 = 540 nm, λ= 432 nm và λ4 = 360 nm. Tại điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,08 µm có vân sáng
  • Câu 46:
    Các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thức En = –13,6/n² (eV); n = 1, 2, 3.... Nếu nguyên tử hiđrô hấp thụ một photon có năng lượng 2,55 eV thì bước sóng nhỏ nhất của bức xạ mà nguyên tử hiđrô có thể phát ra là
  • Câu 47:
    Bắn một neutron có động năng K = 2 MeV vào hạt nhân 6Li đang đứng yên thì xảy ra phản ứng hạt nhân n + 63Li → 31T + α và không sinh ra tia γ. Hạt T và hạt α sinh ra có hướng bay vuông góc với nhau và hướng của hạt α hợp với hướng của hạt neutron ban đầu một góc 60°. Xem như khối lượng các hạt theo đơn vị u gần bằng số khối của chúng. Động năng của hạt T sinh ra có giá trị gần đúng là
  • Câu 48:
    Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R1 mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB gồm điện trở thuần R2, mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đặt điện áp xoay chiều có tần số và giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB. Khi đó đoạn mạch AB tiêu thụ công suất bằng 160 W và có hệ số công suất bằng 1. Nếu nối tắt hai đầu tụ điện thị điện áp hai đầu đoạn mạch AM và MB có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nha π/3 , công suất tiêu thụ trên mạch AB trong trường hợp này bằng
  • Câu 49.
    Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u= Uocosωt(V). ω có thể thay đổi. Đồ thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện hiệu dụng vào ω như hình vẽ. Biết ω- ω1 = 400/π rad/s, L = 3π/4 H. Giá trị điện trở thuần R của mạch bằng 
    Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Nông Cống 1, Thanh Hóa (Lần 1)
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
2 174
Sắp xếp theo

    Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý Online

    Xem thêm