Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội - Đề 1

Đề thi thử đại học môn Sinh học

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh bài ôn thi với Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội - Đề 1 sau đây để tổng hợp và kiểm tra kiến thức môn Sinh học hiệu quả. Chúc các bạn có một kỳ thi đạt thành tích cao nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý sở GD&ĐT Bắc Ninh

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:

    Xét 1 gen có 2 alen ở hai quần thể của cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 900 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,6. Quần thể thứ hai có 300 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể hai di cư vào quần thể một tạo nên quần thể mới. Khi quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền thì kiểu gen AA có tỉ lệ:

  • Câu 2:

    Vùng mã hoá của hai phân tử mARN (a và b) ở một loài vi khuẩn đều có số lượng nuclêôtit bằng nhau. Thành phần các loại nuclêôtit của mỗi phân tử mARN như sau:

    mARN

    A%

    X%

    G%

    U%

    a

    17

    28

    32

    23

    b

    27

    13

    27

    33

    Nếu phân tử mARN b có 405 nuclêôtit loại A thì số lượng từng loại nuclêôtit của gen a (ở vùng mã hoá) là:

  • Câu 3:

    Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:

    (1) Một số loài tảo nước ngọt tiết chất độc ra môi trường ảnh hưởng tới các loài cá tôm.

    (2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

    (3) Loài cá ép sống trên các loài cá lớn.

    (4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

    (5) Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu.

    Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài?

  • Câu 4:

    Ở một loài thực vật, biết tính trạng màu hoa do một gen có 2 alen quy định. Cây có kiểu gen AA cho hoa đỏ, cây có kiểu gen Aa cho hoa hồng, cây có kiểu gen aa cho hoa trắng. Khảo sát 6 quần thể của loài này cho kết quả như sau:

    Quần thể

    I

    II

    III

    IV

    V

    VI

    Tỷ lệ kiểu hình

    Cây hoa đỏ

    100%

    0%

    0%

    50%

    75%

    16%

    Cây hoa hồng

    0%

    100%

    0%

    0%

    0%

    48%

    Cây hoa trắng

    0%

    0%

    100%

    50%

    25%

    36%

    Trong 6 quần thể nói trên, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

  • Câu 5:

    Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta không dựa vào:

  • Câu 6:

    Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?

  • Câu 7:

    Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?

    (1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.

    (2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.

    (3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.

    (4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.

  • Câu 8:

    Có các loại nhân tố sinh thái nào:

  • Câu 9:

    Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa do gen này tạo ra trong quần thể thuộc loài này là

  • Câu 10:

    Cho P có kiểu hình ngô thân cao tự thụ phấn, ở F1 có tỉ lệ 9 cây cao: 7 cây thấp. Cho toàn bộ ngô thân cao F1 giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Kết luận nào sau đây đúng?

  • Câu 11:

    Một tế bào có kiểu gen Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học có đáp án khi giảm phân bình thường không có trao đổi chéo, thực tế cho mấy loại tinh trùng?

  • Câu 12:

    Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

  • Câu 13:

    Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình?

    (1) AaBb x aabb                   (2) AaBb x AABb                   (3) AB/ab x AB/ab               (4) Ab/ab x aB/ab

    (5) Aaaabbbb x aaaaBbbb     (6) AaaaBbbb x aaaabbbb      (7) AAaaBBbb x aaaabbbb

  • Câu 14:

    Phả hệ dưới đây ghi lại sự di truyền của một bệnh rất hiếm gặp ở người do một gen đột biến gây nên. Điều giải thích nào dưới đây là hợp lý hơn cả về sự di truyền của bệnh này?

    Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học có đáp án

  • Câu 15:

    Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không đổi là:

  • Câu 16:

    Trong một đầm lầy tự nhiên, cá chép và cá trê sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn, cá chép lại làm thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho kích thước của các quần thể nói trên đều giảm mạnh và đạt đến kích thước tối thiểu. Một thời gian sau, nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất là

  • Câu 17:

    Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:

  • Câu 18:

    Khi cơ thể F1 chứa 3 cặp gen dị hợp giảm phân, thu được 8 loại giao tử với tỉ lệ và thành phần gen như sau: ABD = aBD = Abd = abd = 9,25%, ABd = aBd = AbD = abD = 15,75%. Kiểu gen của cơ thể F1 và tần số trao đổi chéo là:

  • Câu 19:

    Nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại là:

  • Câu 20:

    Mã di truyền là:

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 75
Sắp xếp theo

Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học Online

Xem thêm