Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016 - 2017 Sở GD và ĐT Hải Dương

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016 tỉnh Hải Dương đã được tổ chức vào ngày 02/06/2016, mời các bạn tham khảo bài test Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016 - 2017 Sở GD và ĐT Hải Dương trên trang VnDoc.com để tìm hiểu về dạng đề thi cũng như dạng câu hỏi nhé. Chúc các bạn có một kì thi thành công!

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:

    Cho đoạn văn:

    ... Vắng lặng đến đáng sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

    (Theo Ngữ văn 9, tập 2)

  • a.
    Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn trên. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Sáng tác trong hoàn cảnh nào?
    - Câu đặc biệt: "Vắng lặng đến phát sợ"- Đoạn văn trích trong "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê.- Truyện "Những ngôi sao xa xôi" là một trong những tác phẩm đầu tay của nhà văn, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang rất gay go, ác liệt.
  • b. Xác định nội dung cơ bản và nêu ngắn gọn cảm nhận của mình về đoạn văn?
    * Nội dung: Đoạn trích thuật lại khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định và hai nữ đồng đội ở một cao điểm trên đường mòn Trường Sơn.* Cảm nhận về đoạn trích: Học sinh có thể viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn, đảm bảo các ý chính sau:Về nội dung:+ Khung cảnh: vắng lặng phát sợ, cây cối xác xơ, đất nóng, khói đen vật vờ trong không trung, che tầm nhìn của các cô gái. Đó là khung cảnh nguy hiểm, không thuận lợi cho công việc của các cô. Nó có thể làm nhụt chí những con người yếu ớt => Sự khốc liệt của chiến tranh.+ Tâm trạng và hành động của Phương Định: cô gái tiến đến gần quả bom, bước những bước đàng hoàng, không khom cúi, không sợ hãi bởi cô cảm nhạn được ánh mắt của những người đồng chí, đồng đội dõi theo => Phương Định là một nữ chiến sĩ dũng cảm, có bản lĩnh cứng cỏi, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cô là tấm gương cao đẹp về tinh thần quả cảm, tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.=> Khung cảnh làm nền cho con người, càng trong khó khăn, thử thách, vẻ đẹp của Phương Định càng được thể hiện rõ nét hơn.+ Rút ra bài học cho bản thân: sống biết cống hiến, có tinh thần trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ.Về nghệ thuật:+ Kết hợp lời kể và miêu tả rất chân thực, sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
  • Câu 2:

    Trong bài thơ Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên có viết:

    Con dù lớn vẫn là con của mẹ
    Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

    Câu thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về tình mẹ trong cuộc đời của mỗi con người?

    a. Giải thích hai câu thơ:Hai câu thơ khẳng định tình yêu bao la của người mẹ đối với con, qua đó khẳng định vai trò to lớn của mẹ trong cuộc sống của mỗi người.b. Phân tích: + Tình mẹ là tình cảm thiêng liêng, cao quý, đẹp đẽ. Mẹ đã vượt qua biết bao khó khăn, vất vả, không ngại hi sinh để dành cho con những điều tốt đẹp nhất: sinh ra con, cho con sự sống, nuôi dạy con nên người, chở che, làm chỗ dựa cho con trước những sóng gió cuộc đời,...+ Đó là thứ tình cảm tự nhiên, vô điều kiện và không bao giờ vơi cạn, ngay cả khi con đã lớn khôn:"Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"=> Mẹ là người có vai trò vô cùng quan trọng trong sự trưởng thành của mỗi người.c. Bàn luận, mở rộng:+ Tình yêu của mẹ là vô điều kiện song không vì thế mà coi đó là thứ nghiễm nhiên ta được đón nhận. Mỗi người con cần khắc ghi, trân trọng công ơn của mẹ; biết quan tâm, yêu thương, chăm sóc mẹ để đền đáp những thàng ngày mẹ đã vất vả vì ta.+ Phê phán những kẻ vô ơn, những đứa con bất hiếu, không trân trọng tình yêu thương và sự hi sinh của mẹ.d. Bài học, liên hệ bản thân:+ Cha mẹ là những người quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Cần cố gắng học tập, rèn luyện trở thành người tài đức để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ và có thể đền đáp công ơn to lớn của cha mẹ.
  • Câu 3:

    Tấm lòng thủy chung và hiếu thảo của Thúy Kiều qua đoạn thơ sau:

    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
    Tin sương luống những rày trông mai chờ.
    Bên trời góc bể bơ vơ,
    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
    Xót người tựa cửa hôm mai,
    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
    Sân Lai cách mấy nắng mưa,
    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

    (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Trích Truyện Kiều - Ngữ văn 9, tập 1)

    a. Giới thiệu chung:+ Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông là tác giả của "Truyện Kiều" - một tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, một đỉnh cao của ngôn ngữ thơ ca dân tộc.+ "Truyện Kiều" là tác phẩm truyện thơ Nôm đặc sắc, mượn cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân - Trung Quốc. Tác phẩm kể về cuộc đời chìm nổi đầy đau thương của Thúy Kiều - một cô gái tài sắc vẹn toàn, qua đó bộc lộ cái nhìn cảm thương sâu sắc của Nguyễn Du với số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến nói riêng và những kiếp đoạn trường nói chung.+ Đoạn thơ trên thuôc phần 2 "Gia biến và lưu lạc", thể hiện nỗi thương nhớ mẹ cha, thương nhớ người yêu của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, qua đó ta thấy được tấm lòng chung thủy và hiếu thảo của nàng.b. Phân tích:b1. Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng:+ Gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt, bị đánh đập dã mãn. Để có tiền chuộc cha và em, nàng chấp nhận bán mình cho Mã Giám Sinh nhưng chẳng may bị lừa bán vào lầu xanh của Tú Bà. Đau đớn, tủi nhục Kiều tự vẫn nhưng không thành. Tú Bà đưa Kiều ra sống một mình ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng Kiều, rắp tâm chuẩn bị một âm mưu mới.+ Dù trong cảnh ngộ cô đơn, đau khổ và tuyệt vọng "Bên trời góc bể bơ vơ", nàng vẫn giữ tấm lòng chung thủy sắt son và giữ tròn chữ hiếu.b2. Tấm lòng chung thủy của Thúy Kiều:Nỗi nhớ Kim Trọng đến trước vì:+ Khi bán mình là nàng đã tạm trọn chữ hiếu mà dang dở chữ tình => luôn mang mặc cảm phụ bạc Kim Trọng.+ Thúy Kiều bị lừa, bị thất thân với Mã Giám Sinh, bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích đê đợi người chuộc thân => lại càng thấy mình không xứng với Kim Trọng, có lỗi với Kim Trọng.+ Là một nỗi nhớ rất sâu:"Tưởng" là "nhớ về", "mơ tưởng" => kỉ niệm vẫn vẹn nguyên, sống động, vẫn khiến nàng nhớ nhung, mơ tưởng => khát vọng tình yêu, hạnh phúc.Tấm lòng chung thủy của Thúy Kiều: nàng nhớ đêm trăng thề nguyền và lời thề với Kim Trọng. Đó là những phút giây hạnh phúc nhất cuộc đời nàng => Là quá khứ khép mở, mở ra 2 đoạn đời của Thúy Kiều. Quá khứ tươi đẹp hạnh phúc bao nhiêu thì hiện tại lại cay đắng, bất hạnh bấy nhiêu => lời thề còn vẹn nguyên khiến nàng càng tự trách mình phụ bạc chàng Kim.+ Nhớ để mà xót xa: Cho Kim Trọng nơi xa vẫn nay trông mai ngó, cho mình lưu lạc nơi chân trời góc bể, cho tấm hình son sắt thủy chung không biết bao giờ mới có thể phôi pha.=> Qua đó ta cảm nhận được tấm lòng vị tha, tình yêu mãnh liệt, thủy chung mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng cũng như nỗi đau đớn, ân hận, giày vò của Thúy Kiều.b3. Lòng hiếu thảo của Thúy Kiều:- Từ "xót":+ Là nỗi xót xa, thương cảm của một người con giành cho cha mẹ đã tuổi cao, sức yếu.+ Vì tưởng tượng ra cảnh cha mẹ ngày đêm tựa cửa, ngóng chờ mình ("hôm mai"....)+ Vì vắng nàng cha mẹ thiếu bàn tay chăm sóc: "quạt nồng ấp lạnh", thiếu người nâng giấc bê gối.+ Vì ý thức được sự vô tình của thời gian => cha mẹ ở xa lại ngày càng già yếu hơn.- Nàng nhớ để rồi ân hận, tự trách bản thân mình vẫn chưa tận hiếu với mẹ cha.=> Thúy Kiều là một người con hiếu thảo.b4. Nhận xét:+ Nghệ thuật: Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật rất tinh tế; ngôn ngữ chọn lọc, sử dụng các từ Hán Việt và điển cố điển tích rất quan trọng; sử dụng hiệu quả các biện pháp ẩn dụ, câu hỏi tu từ.+ Nội dung: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều: một người tình thủy chung, một người con hiếu thảo, một con người vị tha, đáng trọng.c. Tổng kết:Đoạn trích tiêu biểu cho giá trị nhân đạo của tác phẩm bởi nhà thơ đã bày tỏ sự thấu hiểu, niềm cảm thương sâu sắc cho cảnh ngộ, thân phận và tâm trạng của Thúy Kiều.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
5 570
Sắp xếp theo

    Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

    Xem thêm