Trắc nghiệm Đại cương về kim loại Hóa học 12 (Phần 4)

Trắc nghiệm chương Đại cương về kim loại

Trắc nghiệm Đại cương về kim loại Hóa học 12 (Phần 4) kèm theo lời giải chi tiết do VnDoc đăng tải, hỗ trợ học sinh làm quen các câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12 khác nhau.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • 1
    (Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Lần 3 - 2015) Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

    Đốt dây sắt trong khí oxi khô; ăn mòn hóa học

    Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng; ăn mòn hóa học

    Kim loại kẽm trong dung dịch HCl; ăn mòn hóa học

    Thép cacbon để trong không khí ẩm; ăn mòn điện hóa

    → Đáp án D

  • 2

    (Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 2 - 2015) Ngâm một lá Zn tinh khiết trong dung dịch HCl, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào. Trong quá trình thí nghiệm trên.

    Lúc đầu xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học sau đó xảy ra thêm hiện tượng ăn mòn điện hóa học.

    → Đáp án C

  • 3

    (Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 2 - 2015) Tiến hành các thí nghiệm sau:

    - TN 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.

    - TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

    - TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

    - TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.

    - TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

    Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là:

    - TN 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng; ăn mòn hóa học

    - TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa

    - TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3; không phải ăn mòn kim loại

    - TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm; ăn mòn điện hóa

    - TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4. ăn mòn điện hóa

    → Đáp án A

  • 4

    (Trường THPT Diễn Châu 5 - 2015) Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn

    Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.

    → Đáp án B

  • 5

    (Trường THPT Nguyễn Thông - Vĩnh Long - 2015) Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?

    Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3; ăn mòn hóa học

    Đốt lá sắt trong khí Cl2; ăn mòn hóa học

    Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng; ăn mòn hóa học

    Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa

    → Đáp án D

  • 6

    (Trường THPT Yên Viên - Hà Nội - 2015) Tiến hành các thí nghiệm sau đây:

    (a) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4.

    (b) Ngâm một lá đồng vào dung dịch FeCl3.

    (c) Cho thép cacbon tiếp xúc với nước mưa.

    (d) Cho thép vào dung dịch axit clohiđric.

    (e) Để sắt tây tiếp xúc với nước tự nhiên.

    Trong các thí nghiệm trên có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa?

    (a) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa

    (b) Ngâm một lá đồng vào dung dịch FeCl3; ăn mòn hóa học

    (c) Cho thép cacbon tiếp xúc với nước mưa; ăn mòn điện hóa

    (d) Cho thép vào dung dịch axit clohiđric; ăn mòn điện hóa

    (e) Để sắt tây tiếp xúc với nước tự nhiên; ăn mòn điện hóa

    → Đáp án D

  • 7

    Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2

    Các kim loại đứng trước Al, phương pháp điều chế thích hợp là điện phân nóng chảy hợp chất ion của chúng.

    → Đáp án B

  • 8

    Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

    Phương pháp nhiệt luyện để điều chế các kim loại hoạt động trung bình như Zn, Fe, Cu, Sn…

    → Đáp án D

  • 9

    “Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do:

    “Ăn mòn kim loại” là sự phá hủy kim loại do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh.

    → Đáp án A

  • 10

    Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp điện hoá. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh?

    Kim loại dùng làm điện có tính khử mạnh hơn sắt loại B, C và D vì Na có tính khử quá mạnh không thể dùng làm điện cực hi sinh.

    → Đáp án A

  • 11

    (Trường THPT Hà Nội - Amsterdam - 2015) Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là

    Fe và Pb sắt bị phá hủy trước

    Fe và Zn kẽm bị phá hủy trước

    Fe và Sn sắt bị phá hủy trước

    Fe và Ni sắt bị phá hủy trước

    → Đáp án B

  • 12

    (Trường THPT Lộc Ninh - 2015) Kim loại M bị ăn mòn điện hoá học khi tiếp xúc với sắt trong không khí ẩm. M có thể là

    Kim loại M bị ăn mòn điện hoá học khi tiếp xúc với sắt trong không khí ẩm M phải đứng trước sắt M: Zn

    → Đáp án D

  • 13

    (Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc - 2014) Trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

    Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 loãng và lượng nhỏ CuSO4; ăn mòn điện hóa

    Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 và H2SO4 loãng; ăn mòn hóa học

    Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3; ăn mòn hóa học

    Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng; ăn mòn hóa học

    → Đáp án A

  • 14

    Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

    Từ trái sang phải trong dãy điện hóa tính khử kim loại giảm dần.

    Thứ tự từ trái sang phải các kim loại trong các đáp án trong dãy điện hóa: K, Mg, Al, Fe.

    → Đáp án B

  • 15

    Cho các nửa phản ứng:

    (1) Cu2+ + 2e → Cu;

    (2) Cu → Cu2+ + 2e

    (3) 2H2O + 2e → H2 + 2OH-;

    (4) 2H2O → O2 + 4H+ + 4e

    (5) 2Br- → Br2 + 2e;

    (6) 2H+ + 2e → H2

    Số nửa phản ứng xảy ra ở catot trong quá trình điện phân là:

    Ở catot trong quá trình điện phân là xảy ra quá trình khử (quá trình nhận e)

    Số nửa phản ứng xảy ra ở catot trong quá trình điện phân là: 1, 3, 6.

    → Đáp án D.

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 63
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Hóa 12

    Xem thêm