Câu hỏi lý thuyết ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học 2019 - Phần 3

Câu hỏi ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học

VnDoc mời các bạn tham khảo bài Câu hỏi lý thuyết ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học 2019 - Phần 3 kèm theo đáp án chi tiết, giúp học sinh ôn thi đạt kết quả cao môn Hóa 12 và trong kì thi THPT Quốc gia 2019.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • 1
    Tiến hành các thí nghiệm sau:
    (1) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
    (2) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.
    (3) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư.
    (4) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2:1) vào dung dịch HCl dư.
    (5) Cho CuO vào dung dịch HNO3.
    (6) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.
    Số thí nghiệm thu được 2 muối là
  • 2
    Cho các nhận xét sau.
    (1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
    (2) Xenlulozo là một polisaccarit do nhiều gốc α -glucozơ liên kết với nhau tạo thành.
    (3) Trùng hợp đivinyl có xúc tác thích hợp thu được cao su buna.
    (4) Các amino axit có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH chỉ tác dụng với dung dịch NaOH theo tỷ lệ 1 :1
    (5) Anilin phản ứng với nước brom dư tạo thành p-brom anilin.
    Số nhận xét đúng là:
  • 3
    Cho hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H12O3N2. X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một hợp chất hữu cơ Y, còn lại là các chất vô cơ. Số công thức cấu tạo của X thoả mãn là
  • 4
    Cho các hỗn hợp sau:
    (1) Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1).
    (2) Ba(HCO3)2 và NaOH (tỉ lệ mol 1:2).
    (3) Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1:1).
    (4) AlCl3 và Ba(OH)2 tỉ lệ mol (1: 2).
    (5) KOH và KHCO3 (tỉ lệ mol 1: 1).
    (6) Fe và AgNO3 (tỉ lệ mol 1: 3).
    Số hỗn hợp tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là
  • 5
    Có các thí nghiệm:
    (1) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2.
    (2) Đun nóng nước cứng toàn phần.
    (3) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu.
    (4) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đếndư vào dung dịch KAl(SO4)2.12H2O.
    (5) Cho dung dịch Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu.
    Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa?
  • 6
    Cho các chất sau đây: Cl2, Na2CO3, CO2, HCl, NaHCO3, H2SO4 loãng, NaCl, Ba(HCO3)2, NaHSO4, NH4Cl, MgCO3, SO2. Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng được với bao nhiêu chất?
  • 7
    Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là:
  • 8
    Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là:
  • 9
    Cho các phát biểu sau:
    (1) Các nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA, đứng ở cuối cùng các chu kì
    (2) Các nguyên tố halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng
    (3) Trong các phản ứng hóa học, các nguyên tử halogen rất hoạt động
    (4) Liên kết của phân tử halogen thường không bền
    (5) Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính khử mạnh
    Số phát biểu đúng là:
  • 10
    Cho các chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl, NaHSO4. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là:
  • 11
    Cho các phát biểu sau
    (1) So với các kim loại khác trong cùng chu kì, nhôm có tính khử mạnh hơn.
    (2) Là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.
    (3) Nhôm dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu.
    (4) Nhôm là kim loại nhẹ, nóng chảy ở nhiệt độ 660oC.
    (5) Trong các hợp chất nhôm có số oxi hóa +3.
    (6) Nhôm tác dụng với các axit ở tất cả mọi điều kiện.
    (7) Nhôm tan được trong dung dịch NH3.
    (8) Nhôm bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
    (9) Nhôm là kim loại lưỡng tính. Tổng số phát biểu đúng là?
  • 12
    Để giữ cho các đồ vật làm từ kim loại nhôm được bền, đẹp thì cần phải:
    (1) Ngâm đồ vật trong nước xà phòng đặc, nóng, để làm sạch.
    (2) Không nên cho đồ vật tiếp xúc với dung dịch nước chanh, giấm ăn.
    (3) Dùng giấy nhám, chà trên bề mặt của vật, để vật được sạch và sáng.
    (4) Bảo vệ bề mặt của vật như nhà thiết kế, sản xuất ban đầu.
    Cách làm đúng là:
  • 13
    Trong số các phản ứng cho sau đây có mấy phản ứng viết sai:
    1) 2Al + 3MgSO4 → Al2(SO4)3 + 3Mg.
    2) Al + 6HNO3 đặc, nguội → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O.
    3) 8Al + 5NaOH + 3NaNO3 + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3
    4) 2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
    5) 2Al + 2H2O + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 3H2.
  • 14
    Cho các chất sau:
    - Dung dịch: CuSO4, HNO3 loãng, H2SO4 loãng, NaOH, (HNO3, H2SO4) đậm đặc nguội, FeCl2, MgCl2, NaHSO4.
    - Chất rắn: FexOy (to), CuO, Cr2O3. Nhôm có thể phản ứng với bao nhiêu chất ở trên?
  • 15
    Cho Al lần lượt vào các dung dịch: H2SO4 loãng, HNO3 (đậm đặc, to), Ba(OH)2, HNO3 loãng, H2SO4 đặc, thấy sinh ra khí B có tỉ khối so với O2 nhỏ hơn 0,9. Số dung dịch phù hợp là:
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 180
Sắp xếp theo

    Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Hóa Học Online

    Xem thêm