Đề thi chính thức THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn

Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn Đề thi chính thức THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn cùng đáp án nhằm tham khảo và đánh giá bài làm của chính mình, từ đó đưa ra được kết quả chính xác.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • I. Đọc hiểu

    Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiên người ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phát xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện.

    Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bệnh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp; một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn run lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng.

    (Trích Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2007, tr275)

  • 1
    Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
    Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận
  • 2
    Theo tác giả, thấu cảm là gì?
    Theo tác giả thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ, là sự hiểu biết thấu đáo trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không sự phán xét.
  • 3
    Nhận xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích.
    Hành vi của đứa trẻ 3 tuổi, cô gái có bà bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích chính là những minh chứng giản dị và sinh động cho sự thấu cảm, lòng trắc ẩn. Những hành động đó cho thấy sự đồng cảm, thấu hiểu, yêu thương có trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Những hành động ấy đã thể hiện được nét đẹp tâm hồn trắc ẩn, vị tha, yêu thương của ba nhân vật trong đoạn trích. Đó là những tình cảm tốt đẹp, nhân văn đáng được trân trọng, là món quà to lớn mà chúng ta dành cho nhau.
  • II. Làm văn
    2.

    Đất là nơi anh đến trường
    Nước là nơi em tắm
    Đất Nước là nơi ta hò hẹn
    Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
    Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
    Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
    Thời gian đằng đẵng
    Không gian mệnh mông
    Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
    Đất là nơi Chim về
    Nước là nơi Rồng ở
    Lạc Long Quân và Âu Cơ
    Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
    Những ai đã khuát
    Những ai bây giờ
    Yêu nhau và sinh con đẻ cái
    Gánh vác phần người đi trước để lại
    Dặn dò con cháu chuyện mai sau
    Hàng năm ăn đâu làm đâu
    Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

    (Trích Đất nước, Trường ca Mặt đường Khát Vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, tr 118-119)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

    Nghị luận văn học a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: định nghĩa về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích "Đất là nơi... giỗ Tổ". c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo nội dung chính sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: - Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trữ tình - chính luận, thơ ông chín cả trong cảm xúc và suy tư. - Đoạn trích thuộc chương 5 - Trường ca "Mặt đường khát vọng" hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ vùng đô thị tạm chiến miền Nam Việt Nam về non sông đất nước và sứ mệnh của thế hệ mình. * Định nghĩa về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: mới mẻ qua phát hiện ở chiều sâu, trên nhiều bình diện truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử địa lý. Từ đó nhấn mạnh tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. * Phân tích: Đoạn thơ thể hiện cắt nghĩa của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước ở phương diện địa lý dài rộng. Học sinh cần triển khai được những ý sau: - Nguyễn Khoa Điềm chiết tự Đất Nước thành 2 thành tố "Đất" và "Nước". - Đất Nước không hề xa lạ, mà đó là không gian sinh tồn không thể thiếu của mỗi con người (nơi riêng tư thầm kín, chứng kiến tình yêu lứa đôi, sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của nhân dân): "Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm". - Đất Nước gần gũi, giản dị mà cũng thật thiêng liêng, lớn lao, kỳ vĩ: + Không gian rộng dài, giàu đẹp: "Đất là nơi... biển khơi" + Không gian đoàn tụ của dân tộc gắn liền với cội nguồn lịch sử cao quý, thiêng liêng con Rồng cháu Tiên. - Từ không gian địa lý của Đất Nước, tác giả đã gợi những trang sử hào hùng vẻ vang của dân tộc, được kế thừa và nối tiếp qua các thế hệ: "Những ai đã khuất...giỗ Tổ". + Những câu thơ vẽ ra hình ảnh các thế hệ nhân dân nối tiếp nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước. + Những câu thơ nhắc nhở về sứ mệnh được lịch sử giao phó của các thế hệ nhân dân. * Bình luận: - Quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm vừa sâu sắc, vừa mới mẻ. - Quan niệm gắn liền với tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, được thể hiện bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư. Giọng thơ trữ tình chính luận thiết tha và các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo. Bài văn mẫu tham khảo Đất Nước – tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở của bao trái tim con người, là bến đỗ tâm hồn của biết bao những con người say mê nghệ thuật. Ta từng bắt gặp đất nước thon thả gọi đàn bầu trong thơ Tậ Hữu Yên, một đất nước dịu dàng, tình tứ trong thơ Hoàng Cầm, một đất nước cần cù gian lao trong thơ Tố Hữu và ta cũng không thể nào quên được một Đất Nước bình dị, gần gũi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Giữ những năm kháng chiến chống Mĩ, từ chiến trường Bình – Trị – Thiên khói lửa ngút trời, giữa tiếng bom gào, đạn réo, Nguyễn Khoa Điềm đã dựng lên chân dung Đất Nước gần gũi, giản dị, Đất Nước của nhân dân. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong các nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Đoạn trích "Đất Nước" được rút ra từ phần đầu chương V của trường "Mặt đường khát vọng" – bản trường ca ra đời nhằm thức tình tuổi trẻ thành thị ở các vùng tạm chiếm ở Miền Nam, từ đó kêu gọi, khích lệ mọi người đứng lên, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. Nếu 9 câu đầu, Nguyễn Khoa Điềm xoáy sâu câu hỏi Đất Nước có từ bao giờ? Thì đoạn thơ từ câu 10 – câu 15 lại tập trung trả lời câu hỏi Đất Nước là gì? . Cấu trúc câu Đất là..., Nước là..., Đất Nước là... tạo nên những định nghĩa về Đất Nước. Trong đoạn thơ, tác giả nói đến Đất Nước khi thì như một chữ, khi thì như hai chữ. Khi thì nó liền lại thành Đất Nước khi thì nó tách ra thành Đất và Nước. Chia tách rồi hợp lại, nhà thơ xoay trở nhiều mặt, nhiều chiều để khám phá Đất Nước sâu sắc hơn. Cách định nghĩa của tác giả dường như thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh: Việt Nam nước ta có hai cách gọi Tổ quốc nhưng ta còn gọi Tổ quốc là đất nước. Có đầu, co người mới thành Đất Nước". Trong văn học Việt Nam đã từng có một truyền thống khám phá vẻ đẹp Đất Nước trong những sự trang trọng, thiêng liêng. Đến trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã đưa Đất Nước trở về với không gian sinh hoạt thân thương: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hẹn hò Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất Nước không phải là cái gì cao siêu, xa vời mà nó chỉ đơn giản là không gian sinh hoạt gần gũi, quen thuộc với mỗi người, đó là nơi anh đến trường – nơi gi dần những kỉ niệm đầu đời, khi lần đầu tiên bước chân đi học. Câu thơ « Nước là nơi em tắm » gợi người đọc liên tưởng đến những giếng nước, ao làng trong vắt, ngọt lành của quê hương. Tình yêu Đất Nước bình dị, mộc mạc. Đó là yêu cái cây trồng trước nhà, yêu con suối đổ ra bờ sông, yêu mái trường đi học mỗi ngày. Đất Nước còn là chốn hẹn hò của tình yêu dôi lứa. Câu thơ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm là câu thơ rất hay và đặc dắc, thấm đẫm chất liệu văn hóa dân gian, gợi người đọc nhớ tới : Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Hình ảnh khăn trong bài ca dao là sự hóa thân cho của người con gái trong tình yêu lứa đôi thật đẹp, thật nồng thắm, da diết. Nguyễn Khoa Điềm nối tiếp mạch cảm xúc ấy để khẳng định Đất Nước có trong tình cảm của đôi lứa yêu nhau. Thật thú vị khi tách riêng Đất gắn với anh, Nước gắn với em, khi đôi ta hòa hợp thì thành Đất Nước. Tiếp tục khơi sâu chất liệu văn hóa dân gian, lấy ý từ những câu hò Bình – Trị – Thiên, Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ nên bức tranh núi sông hùng vĩ với rừng vàng biển bạc : Đất là nơi «con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc» Nước là nơi «con cá ngư ông móng nước biển khơi» Vậy là, Đất Nước không chỉ hòa hợp trong tình yêu đôi lứa mà còn thể hiện ở vẻ đẹp tự nhiên, làm đẹp thêm cuộc sống con người. Từ những câu ca dao miền Trung huyền thoại đã được nhà thơ đưa vào 2 câu thơ gợi ra một Đất Nước giàu đẹp với muôn trùng núi bạc, bát ngát biển khơi Có thể nói, đoạn thơ trên là một đoạn thơ hay và tiêu biểu cho suy nghĩ mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Với quan niệm Đất Nước là tình yêu đôi lứa, Nguyễn Khoa Điềm đã làm cả một cuộc cách mạng trong thi ca, bởi lẽ trong kháng chiến, các nhà văn, nhà thơ thường né tránh, ít nói đến tình yêu đôi lứa. Cá biệt, có người coi đó là vùng cấm của văn học. Vậy mà, giữa những ngày tháng chống Lĩ ác liệt, Nguyễn Khoa Điềm lại đàng hoàng đặt tình yêu lứa đôi lên bệ phóng khai snh ra Đất Nước. Đó là một sáng tạo táo bạo và lãng mạn.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 659
Sắp xếp theo

    Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Văn Online

    Xem thêm