Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Phan Chu Trinh, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Phan Chu Trinh, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo. Hi vọng rằng với tài liệu này sẽ giúp bạn có được kết quả cao trong kì thi học kì II sắp tới.

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP Hồ Chí Minh năm học 2014 - 2015 - Đề 1

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Phần 1: Đọc - hiểu (4.0 đ)

    Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:

    MẸ VÀ QUẢ

    Những mùa quả mẹ tôi hái được
    Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
    Những mùa quả lặn rồi lại mọc
    Như mặt trời, khi như mặt trăng

    Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
    Còn những bí và bầu thì lớn xuống
    Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
    Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

    Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
    Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
    Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
    Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

    (Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

  • Câu 1:
    Nêu chủ đề của bài thơ?
    Chủ đề của bài thơ là sự nhận thức của người con về công ơn của mẹ.
  • Câu 2:
    Tìm phép điệp trong khổ thơ đầu và phép đối trong khổ thơ thứ hai?
    * Phép điệp: Những mùa quả. * Phép đối: Lũ chúng tôi lớn lên – Bí và bầu lớn xuống.
  • Câu 3:
    Trong nhan đề và bài thơ, chữ "quả" xuất hiện nhiều lần. Chữ "quả" ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ "quả" ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?
    * Chữ "quả" mang ý nghĩa tả thực: dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu. * Chữ "quả" mang ý nghĩa biểu tượng: dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối.
  • Câu 4:
    Nghĩa của cụm từ in đậm trong hai dòng cuối của bài thơ "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi - Mình vẫn còn một thứ quả non xanh"?
    Nghĩa của cụm từ quả non xanh: Chưa đến độ chín, chưa trưởng thành; chưa làm được những điều xứng đáng với sự mong đợi của mẹ, chưa trở thành người tốt,...
  • Phần 2: Làm văn (6.0 đ)

    Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu thơ đầu đoạn trích "Trao duyên":

    "Cậy em, em có chịu lời,
    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
    Giữa đường đứt gánh tương tư,
    Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
    Kể từ khi gặp chàng Kim,
    Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
    Sự đâu sóng gió bất kì,
    Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
    Ngày xuân em hãy còn dài,
    Xót tình máu mủ thay lời nước non.
    Chị dù thịt nát xương mòn,
    Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây...".

    (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

    a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (1,0 điểm): Điểm 1,0 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. Điểm 0,0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều khi thuyết phục Vân nhận lời trao duyên. Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. Điểm 0,0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm): Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; xuất xứ, hoàn cảnh đoạn trích, nêu vấn đề. Thân bài: Thúy Kiều nói lời trao duyên trong tâm trạng đau đớn, xót xa, tuyệt vọng. Hoàn cảnh trao duyên. Lí lẽ trao duyên của Kiều. Lí lẽ thuyết phục Vân của Kiều. Phẩm chất của Kiều: khôn ngoan, sắc sảo, thông minh, thủy chung, luôn nghĩ đến người khác hơn cả bản thân mình. Nghệ thuật diễn tả nội tâm, sử dụng từ ngữ khéo léo, sức thuyết phục cao. Kết bài: Khái quát vấn đề đã nghị luận, liên hệ bản thân
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 187
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 2 lớp 10

Xem thêm