Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo. Hi vọng rằng với tài liệu này sẽ giúp bạn có được kết quả cao trong kì thi học kì II sắp tới.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị năm học 2015 - 2016

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

    Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4:

    Nằm lại bên trận địa ác liệt, các anh đã chiến đấu và hy sinh, những người con ưu tú của đất nước vẫn luôn nhận được hơi ấm từ nhân dân và đồng đội. Hàng nghìn chiến sĩ quên mình trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, nay đã an nghỉ tại những nghĩa trang trang trọng của thành phố Điện Biên Phủ. Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập, Nghĩa trang liệt sĩ Him Lam, Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ phần lớn là những ngôi mộ "chưa biết tên". Nhưng lòng yêu nước của người Điện Biên năm xưa vẫn còn đó, để thế hệ tiếp sau không bao giờ quên những chiến công phải đổi bằng xương máu và tuổi thanh xuân. Các anh hy sinh để đất nước còn mãi, còn gì cao quý hơn sự hy sinh ấy!

    (Trích Các anh đã bất tử trong lòng Điện Biên - Hữu Nghị; dantri.com.vn ngày 04 tháng 05 năm 2014)

  • Câu 1:
    Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn?
    Nghị luận
  • Câu 2:
    Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
    Tác giả bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn... trước sự hi sinh của các chiến sỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
  • Câu 3:
    Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa câu văn: Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập, Nghĩa trang liệt sĩ Him Lam, Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ phần lớn là những ngôi mộ "chưa biết tên"?
    Sự mất mát lớn lao của dân tộc Sự tàn khốc của chiến tranh Tình yêu đất nước ... Những cống hiến, hi sinh thầm lặng nhưng cao cả Sự nối tiếp truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của cha ông ta từ xa xưa Lưu ý: Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau, chỉ cần trình bày được 2 ý hướng vào ý nghĩa của câu văn đều cho điểm tối đa.
  • Câu 4:
    Chỉ ra và nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?
    Biện pháp tu từ: Liệt kê: Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập, Nghĩa trang liệt sĩ Him Lam, Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ Ẩn dụ: tuổi thanh xuân Hoán dụ: xương máu Nói giảm nói tránh: hy sinh, quên mình, an nghỉ, liệt sĩ Tác dụng: Với trường hợp chỉ ra BPTT Ẩn dụ hoặc Nói giảm nói tránh Làm giảm đi nỗi đau thương, mất mát Thể hiện sự trân trọng biết ơn với những hy sinh lớn lao của các anh hùng liệt sỹ. Với trường hợp chỉ ra BPTT Hoán dụ hoặc Liệt kê Nhấn mạnh những đau thương, mất mát, những cống hiến lớn lao của các liệt sĩ Thể hiện sự trân trọng biết ơn với những hy sinh lớn lao của các anh hùng liệt sỹ.
  • II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau:

    Tôi muốn tắt nắng đi
    Cho màu đừng nhạt mất;
    Tôi muốn buộc gió lại
    Cho hương đừng bay đi.

    (Trích Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, Tr 22)

    Tôi buộc lòng tôi với mọi người
    Để tình trang trải với trăm nơi
    Để hồn tôi với bao hồn khổ
    Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

    (Trích Từ ấy - Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, Tr 44)

    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần: đoạn. Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài, biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài, biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vẻ đẹp của hai đoạn thơ trong bài. c. Triển khai vấn đề Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ cần phân tích Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ. Đoạn thơ trong bài Vội vàng: Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được Về nội dung: Vội vàng là tuyên ngôn sống của một thi nhân đắm say với cuộc đời, tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác trước cách mạng tháng Tám của Xuân Diệu. (bài thơ viết năm 1938). Đoạn thơ thuộc khổ đầu, thể hiện ước muốn của nhà thơ. Từ đó thấy được vẻ đẹp của lòng yêu đời, cái tôi khao khát, giao cảm, tận hưởng cuộc sống... Về nghệ thuật: Điệp ngữ, động từ mạnh, thể thơ ngũ ngôn, nhịp ngắn... Đoạn thơ trong đoạn trích Từ ấy: Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được: Về nội dung: Từ ấy là tuyên ngôn sống của một người chiến sĩ cộng sản được sáng tác khi nhà thơ gặp được lý tưởng cách mạng (1939). Đoạn thơ thuộc khổ 2 của bài thơ thể hiện sự thay đổi về tư tưởng, tình cảm khi gặp được lí tưởng cách mạng... Từ đó ta thấy được thái độ sẵn sàng, tự nguyện, gắn kết, khát vọng cống hiến đầy nhiệt huyết của tác giả. Về nghệ thuật: Sử dụng động từ, điệp từ, ẩn dụ, Hình ảnh "hồn tôi", "hồn khổ"... Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được: Sự tương đồng: Ra đời cùng thời (1938). Nhân vật trữ tình: Cái tôi tác giả đắm say khao khát sống hướng tới cuộc đời và con người bằng tình yêu chân thành mãnh liệt. Giọng thơ say mê, cảm hứng lãng mạn. Dùng động từ mạnh. Sự khác biệt: Đoạn thơ trong bài Vội vàng Khát vọng của thi sĩ thơ mới: lãng mạn đắm say, cuống quýt vội vàng.... Đối tượng hướng tới là: Tất cả sự cống hiến ở trần gian. Mục đích: Chiếm lĩnh và hưởng thụ -> đó là cái tôi tận hưởng Đọan thơ trong Từ ấy Khát vọng của một thi sĩ, một chiến sỹ cộng sản được hiến dâng cho lý tưởng cách mạng cho nhân loại cần lao. Đối tượng: tầng lớp quần chúng nhân dân lao khổ. Mục đích: chia sẻ, đồng cảm: tạo khối đời vững chắc -> đó là cái tôi tận hiến. Lí giải sự khác biệt (Thời đại, xuất thân của tác giả, đặc điểm sáng tác...) Khẳng định lại vấn đề (KB) d. Sáng tạo Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 175
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 11 Online

    Xem thêm