Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Hàm Giang, Trà Vinh năm 2015 - 2016

Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 10

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Hàm Giang, Trà Vinh năm 2015 - 2016 được chúng tôi sưu tầm nhằm cung cấp cho bạn tài liệu tham khảo chất lượng, vừa ôn luyện lại kiến thức vừa làm quen nhiều dạng câu hỏi mới.

Bài tập trắc nghiệm ngữ văn lớp 10 - Văn học dân gian Việt Nam

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ Văn lớp 10 - Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

    Trần Bình Trọng
    Trần Bình Trọng anh hùng ngàn thu trước,
    Đem tấm thân bảy thước chống san hà.
    Mãn lo đền nợ nước bỏ tình nhà,
    Trong tâm khảm nặng tình yêu tổ quốc.
    Nhưng than ôi, tài trai dù thao lược,
    Hùm thiêng kia nan địch một bầy hồ.
    Vì sa cơ nên bị bắt cầm tù,
    Tan mộng đẹp anh hùng đành thất thế!
    Tướng giặc thấy người tài nên rất nể,
    Đem quan sang tước trọng dụ ngài hàng.
    "Quân bây lầm, dù dâng cả ngai vàng
    Khó lay chuyển lòng ta thờ cố quốc.
    Đừng tưởng bả vinh hoa mà mua được
    Lòng trung quân, ái quốc của ta đâu.
    Bắt được ta thôi chớ nói gì lâu,
    Cứ đem chém ta không hề than tiếc!
    Hễ khi sống ta là dân đất Việt,
    Chết ta đành làm quỷ nước Nam ta!"
    Ôi, anh hùng tử, khí hùng nào tử,
    Nêu gương trong sách sử để muôn đời!

    (Á Nam Trần Tuấn Khải)

    a. Xác định thể thơ của bài thơ.

    Thể thơ tự do
  • b
    Bài thơ nói về nhân vật nào? Tìm những từ ngữ, hình ảnh... thể hiện khí phách hiên ngang, tài năng phi thường và nhân cách cao đẹp của nhân vật nói trên.
    Bài thơ nói về nhân vật Trần Bình Trọng. Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện khí phách hiên ngang của ông: Anh hùng, chống sơn hà, đền nợ nước, tài trai, thao lược, hùm thiêng, người tài, trung quân ái quốc, khí hùng nào tử, nêu giương...
  • c
    Hãy chỉ ra các phép đối được sử dụng trong bài thơ (bao gồm cả đối lập và đối xứng). Nêu tác dụng của một trong những phép đối đó.
    Các phép đối trong bài thơ: Nợ nước - Tình nhàHùm thiêng - Bầy hồTrung quân - Ái quốcSống – dân đất Việt - Chết – quỷ nước NamAnh hùng tử - Khí hùng nào tửTác dụng: Học sinh có thể chọn một trong các phép đối trên, tác dụng chung của phép đối là nhấn mạnh vấn đề.
  • d
    Xác định chủ đề bài thơ.
    Chủ đề: Bài thơ ca ngợi tấm giương trung liệt bất khuất, đem thân đền nợ nước của người anh hùng Trần Bình Trọng.
  • e
    Hãy viết một đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc mà bài thơ Trần Bình Trọng mang lại cho em.
    Viết đoạn văn ngắn Yêu cầu: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu: Về hình thức: Biết cách dựng một đoạn văn nghị luận. (Chỉ trình bày trong vòng một đoạn văn). Về nội dung: Nói lên được sự trân trọng, lòng ngưỡng mộ, biết ơn đối với Trần Bình Trọng, đồng thời thể hiện sự căm phẫn đối với quân giặc phương Bắc.
  • Câu 2
    Em hãy phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký để giúp người đọc thấy được tâm trạng u hoài, cô đơn và tấm lòng trân trọng, đồng cảm với những người tài hoa, bạc mệnh của đại thi hào Nguyễn Du.
    Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Tâm trạng u hoài, cô đơn và tấm lòng trân trọng cái đẹp của đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm Đọc Tiểu Thanh ký. Dẫn bài thơ vào. B. Thân bài: 1. Hai câu đề. Nghệ thuật đối lập: Quá khứ - Hiện tạiHoa uyển - Khư(vườn hoa) - (gò hoang)Tươi đẹp, rực rỡ - Hoang tàn, vắng lạnh => Sự biến thiên của tạo hóa; sự đổi thay của cuộc đời theo chiều hướng tiêu cực. Qua đó là tâm sự nuối tiếc, hoài niệm quá khứ của tác giả. Nghệ thuật điệp ý: Độc điếu - nhất chỉ thưmột mình viếng - một tập sách => Nhằm nhấn mạnh sự gặp gỡ, đồng cảm của 2 tâm hồn cô đơn: Một lòng đau tìm đến một hồn đau. Nỗi niềm hoài cổ giàu tính nhân bản: nuối tiếc, xót xa trước cái đẹp bị quên lãng. 2. Hai câu thực: Nghệ thuật ẩn dụ: Son phấn: Sắc đẹpVăn chương: Tài năng, trí tuệ Khẳng định Tiểu Thanh là người con gái tài sắc vẹn toàn Động từ: chôn, đốt gợi: số phận oan nghiệt, bị vùi dập. => Tác giả xót thương cho nàng Tiểu Thanh, đồng thời lên án xã hội bất công đọa đầy người tài sắc. Đây cũng chính là cảm hứng chủ đạo trong nhiều sáng tác của Nguyễn Du. 3. Hai câu luận: Nỗi hờn kim cổ: Là nối hận hờn của những người tài sắc, bạc mệnh, bị vùi dập Khái quát thành nỗi đau của những kiếp người trong xã hội còn nhiều bất công. Hỏi trời: Trời cũng ko thể trả lời Tâm trạng đau đớn, bất lực, bế tắc.Đó cũng chính là bi kịch thời đại. Ta tự coi là kẻ cùng một hội... : Nguyễn Du ý thức được tài năng của bản thân và đồng cảm sâu sắc với nàng Tiểu Thanh – một người tài hoa bạc mệnh. Đó là tiếng thở dài đau xót của tác giả. Câu thơ vì thế bộc lộ tư tưởng nhân văn sâu sắc. 4. Hai câu kết: Câu hỏi tu từ đầy trăn trở, day dứt: Không biết hơn 300 năm sau, giữa thiên hạ rộng lớn này có ai khóc cho ta không? Từ sự đồng cảm với Tiểu Thanh, tác giả khát khao hậu thế sẽ có ai đó đồng cảm với mình. Câu thơ đã chuyển từ thương người sang ngậm ngùi thương mình. Từ đó, giúp cho người đọc thấy được tâm trạng cô đơn, thiết tha khát khao được đồng cảm của tác giả. C. Kết bài. Chốt lại vấn đề: Bài thơ là tiếng khóc nghẹn nghào, tiếng thở dài não nuột của Nguyễn Du trước cuộc đời. Với ngôn ngữ nghệ thuật điêu luyện và sự cách tân độc đáo, đầy sáng tạo, Độc Tiểu Thanh ký xứng đáng là một trân phẩm tuyệt vời trong nền văn học dân tộc. Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về số phận của người phụ trong xã hội phong kiến.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
2 251
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 KNTT

    Xem thêm