Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2015 Trường THCS & THPT Nguyễn Bình, Quảng Ninh

Đề thi thử đại học môn Hóa

Mời các bạn tham gia làm bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2015 Trường THCS & THPT Nguyễn Bình, Quảng Ninh trên trang VnDoc.com để ôn tập và rèn luyện, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2016 sắp tới. Bài test có đi kèm phần đáp án giúp các bạn có thể tự đánh giá năng lực của mình, từ đó có kế hoạch ôn tập đúng đắn.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:
    H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; P=31, Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
  • Câu 1:

    Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là:

  • Câu 2:

    Cấu hình electron nào sau đây là của cation Fe2+ (Biết Fe có số thứ tự 26).

  • Câu 3:

    Cho các cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) → 2NH3 (k) (1); H2 (k) + I2 (k) → 2HI (k) (2); 2SO2 (k) + O2(k) → 2SO3 (k) (3); 2NO2 (k) → N2O4 (k) (4)
    Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:

  • Câu 4:

    Cho dãy gồm các phân tử và ion: Zn, S, FeO, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là:

  • Câu 5:

    Dung dịch X chứa 0,1 mol Cl-, 0,2 mol SO42-, 0,2 mol Na+, x mol H+. Dung dịch Y chứa 0,5 mol K+, 0,2 mol NO3-, 0,1 mol Ba2+, y mol OH-. Trộn 2 dung dịch X và Y thu được 2 lít dung dịch Z, pH của dung dịch Z là:

  • Câu 6:

    Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là:

  • Câu 7:

    Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách:

  • Câu 8:

    Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

  • Câu 9:

    Dãy ion sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là:

  • Câu 10:

    Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.

    • Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
    • Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).

    Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là:

  • Câu 11:

    Dãy gồm các kim loại đều được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là:

  • Câu 12:

    Dung dịch nào dưới đây thuộc loại nước cứng tạm thời?

  • Câu 13:

    Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch X gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 1,5M vào 100ml dung dịch Y gồm H2SO4 1M và ZnSO4 2,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:

  • Câu 14:

    Phát biểu nào sau đây là sai?

  • Câu 15:

    Cho 0,4 mol H3PO4 tác dụng hết với dung dịch chứa m gam NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 2,51m gam chất rắn. X có chứa:

  • Câu 16:

    Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp chứa AlCl3 và HCl,kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol) 

    Tỷ lệ x : a và b : a lần lượt là:

  • Câu 17:

    Một mẫu khí thải có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Trong bốn khí đó khí bị hấp thụ là:

  • Câu 18:

    Đem nung hỗn hợp X gồm 0,6 mol Fe và x mol Cu trong không khí một thời gian thu được 68,8 gam hỗn hợp Y gồm kim loại và các oxit của chúng. Hòa tan hết lượng Y trong axit H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 0,2 mol SO2 và dung dịch Z. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Z là:

  • Câu 19:

    Cho các thí nghiệm sau:

    (1) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịch AlCl3
    (2) Sục từ từ khí CO2 cho đến dư vào dung dịch NaAl(OH)4 (hay NaAlO2)
    (3) Sục từ từ khí CO2 cho đến dư vào dung dịch Ba(OH)2
    (4) Sục từ từ khí CO2 cho đến dư vào dung dịch C6H5ONa
    (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch ZnCl2
    (6) Nhỏ từ từ dung dịch HCl cho đến dư vào dung dịch NaAl(OH)4 (hay NaAlO2)
    Số thí nghiệm cuối cùng thu được kết tủa là:

  • Câu 20:

    Thực hiện các thí nghiệm sau:

    (1) Cho dung dịch H2O2 vào dung dịch KI
    (2) Cho dung dịch Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng
    (3) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S
    (4) Đun nóng hỗn hợp SiO2 và Mg
    (5) Sục khí O3 vào dung dịch KI
    (6) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3
    (7) Đốt cháy Ag2S trong O2
    Số thí nghiệm có thể tạo ra đơn chất là:

  • Câu 21:
    Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?
  • Câu 22:
    Tiến hành các thí nghiệm sau:
    (1) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl
    (2) Cho CuS + dung dịch HCl
    (3) Cho FeS + dung dịch HCl
    (4) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3
    (5) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch NaOH
    (6) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch NaOH
    (7) Cho Zn vào dung dịch NaHSO4
    Số thí nghiệm có tạo ra chất khí là:
  • Câu 23:
    Đốt cháy hoàn toàn 4,872 gam một hiđrocacbon X, dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong. Sau phản ứng thu được 27,93 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 5,586 gam. Công thức phân tử của X là:
  • Câu 24:
    Một hiđrocacbon mạch hở A tác dụng với HCl sinh ra 2 - clo - 3 metylbutan. Tên gọi của A là:
  • Câu 25:
    Tính chất nào của phenol mô tả không đúng?
  • Câu 26:
    Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam Na được 12,25 gam chất rắn. Đó là 2 ancol:
  • Câu 27:
    Cho 1 mol anđehit no đơn chức X mạch hở, tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 4 mol Ag. X là:
  • Câu 28:
    Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là:
  • Câu 29:
    Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là:
  • Câu 30:
    Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là:
  • Câu 31:
    Cho các chất: tơ capron, tơ lapsan, tơ nilon -7, tơ olon, keo dán ure-fomanđehit, cao su isopren, poli(metyl metacrilat), tơ axetat, nhựa novolac. Số chất được tạo từ phản ứng trùng hợp là:
  • Câu 32:
    Hỗn hợp X chứa ba axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai axit không no đều có một liên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X là:
  • Câu 33:
    Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2(anilin). Chất trong dãy có lực bazơ yếu nhất là:
  • Câu 34:
    Chất phản ứng được với các dd: NaOH, HCl là:
  • Câu 35:
    Hợp chất X có thành phần gồm C, H, O chứa vòng benzen. Cho 6,9 gam X vào 360 ml dung dịch NaOH 0,5 M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam X cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đktc), thu được 15,4 gam CO2. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của m là:
  • Câu 36:
    Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2(anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen), CH3CHO. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch nước brom là:
  • Câu 37:
    Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng?
  • Câu 38:
    Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X: glucozơ, fructozơ, metanal và axit etanoic, cần 3,36 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
  • Câu 39:
    Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen, propen và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là:
  • Câu 40:
    Chất nào dưới đây không làm mất màu nước brom?
  • Câu 41:
    Cho 3,38g hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với natri thấy thoát ra 672 ml khí (đktc). Cô cạn dung dịch ta được hỗn hợp rắn Y. Khối lượng Y sẽ là:
  • Câu 42:
    Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H(đktc). Giá trị của m là:
  • Câu 43:
    Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là:
  • Câu 44:
    Hỗn hợp X gồm 2 axit no X1 và X2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Để trung hòa 0,3 mol X cần 500 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của 2 axit là:
  • Câu 45:
    Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khối lượng Ag thu được là bao nhiêu?
  • Câu 46:
    Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?
  • Câu 47:
    Cho Cu (dư) tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 được dung dịch X. Cho AgNO3 dư tác dụng với X được dung dịch Y. Cho Fe (dư) tác dụng với Y được hỗn hợp kim loại Z. Số phương trình phản ứng xảy ra là:
  • Câu 48:
    Cho 0,2 mol Zn vào dung dịch X gồm: 0,2 mol Fe(NO3)3, 0,1mol Cu(NO3)2, 0,1 mol AgNO3. Khối lượng chất rắn thu được sau khi phản ứng kết thúc là:
  • Câu 49:
    Cho 2,5 (kg) glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu etylic. Trong quá trình chế biến rượu bị hao hụt mất 10%. Khối lượng rượu thu được là:
  • Câu 50:
    Chất có nhiều trong khói thuốc lá gây hại cho sức khoẻ con người là:
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 28
Sắp xếp theo

    Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Hóa Học Online

    Xem thêm