Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội (Lần 2)

Đề thi thử đại học môn Hóa 

Mời các bạn tham khảo bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội (Lần 2) trên trang VnDoc.com để củng cố và rèn luyện kiến thức, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2016 sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:
    Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch CuSO4, phản ứng xong thu được chất rắn X gồm 2 kim loại và dung dịch Y chứa 3 loại ion. Nhận xét nào sau đây đúng:
  • Câu 2:
    Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử X,Y lần lượt là 3sa ; 3pb. Biết phân lớp 3s của X và Y hơn kém nhau 1 electron và Y tạo được hợp chất khí với Hidro có công thức H2Y. Nhận định nào sau đây là đúng:
  • Câu 3:
    Hòa tan hoàn toàn 1,62g Al trong 280 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho 5,75g kim loại Na và 500 ml dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Trộn dung dịch X với dung dịch Y tạo thành 1,56g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch HCl là:
  • Câu 4:
    Để phân biệt 3 loại dung dịch H2N-CH2-COOH, CH3COOH; CH3CH2NH2 chỉ cần 1 thuốc thử là:
  • Câu 5:
    Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Y và Z đều thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn ( MY< MZ). Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thấy thoát ra V lit khí H2. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 3V lit khí H2 (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X là:
  • Câu 6:
    Cho các phát biểu sau :
    (1) Phenol tan vô hạn trong nước ở 66oC
    (2) Phenol có lực axit mạnh hơn ancol etylic
    (3) Phản ứng thế vào benzen dễ hơn phản ứng thế vào nhân thơm của phenol
    (4) Phenol tan tốt trong etanol
    (5) Phenol làm quí tím hóa đỏ
    (6) Phenol phản ứng được với Brom ở điều kiện thường
    Có bao nhiêu phát biểu đúng:
  • Câu 7:
    Phát biểu nào sau đây là đúng:
  • Câu 8:
    Cho các phản ứng:
    (1) O3 + dd KI
    (2) H2S + SO2
    (3) KClO3 + HCl đặc (đun nóng)
    (4) NH4HCO3 (toC)
    (5) NH3 (khí) + CuO (to)
    (6) F2 + H2O (to)
    (7) H2S + nước clo
    (8) HF + SiO2
    (9) NH4Cl + NaNO2 (to)
    (10) C + H2O (to)
    Số trường hợp tạo ra đơn chất là:
  • Câu 9:
    Cho cân bằng hóa học N2 (khí) + 3H2(khí) → 2NH3(khí). Khi nhiệt độ tăng thì tỷ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là:
  • Câu 10:
    Để đánh giá lượng axit béo tự do trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH cần dùng để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo. Để trung hòa 14g một chất béo cần 15 ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo đó là:
  • Câu 11:
    Phát biểu đúng là:
  • Câu 12:
    Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch gồm Pb(NO3)2 0,05M; AgNO3 0,10M và Cu(NO3)2 0,1M, sau 1 thời gian thu được 3,84g hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25g Zn vào dung dịch X, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895g hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là:
  • Câu 13:
    Dung dịch X thu được khi trộn một thể tích dung dịch H2SO4 0,1M với một thể tích dung dịch HCl 0,2M. Dung dịch Y chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Đổ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 200 ml dung dịch X có pH = a và m gam kết tủa Y (Coi H2SO4 điện ly hoàn toàn cả 2 nấc). Giá trị của a và m lần lượt là:
  • Câu 14:
    Cho các dung dịch sau: saccarozo; propan-1,2-diol; etylen glicol; anbumin; axit axetic; glucozo; andehit axetic; Gly-Ala. Số dung dịch hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
  • Câu 15:
    Phát biểu nào sau đây là đúng:
  • Câu 16:
    Cho các chất: Na2CO3; NaHCO3; NaHSO4; HCl; BaCl2; CuO; Fe. Số cặp chất có thể tác dụng trực tiếp với nhau ở nhiệt độ thường là:
  • Câu 17:
    Cho các chất rắn ở dạng bột: SiO2; Si; Cr2O3; Al; CaC2. Số chất tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH loãng dư là:
  • Câu 18:
    Cho các chất: FeS; Cu2S; H2S; Ag; Fe; KMnO4; Na2SO3; Fe(OH)2; S. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc nóng tạo ra SO2 là:
  • Câu 19:
    Cho khí H2S tác dụng với các chất trong dung dịch NaOH; khí Clo; dung dịch KI; dung dịch CuSO4; nước Clo; dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng; khí oxi dư đun nóng; dung dịch FeCl3; dung dịch ZnCl2. Có a trường hợp xảy ra phản ứng và có b trường hợp trong đó S-2 bị oxi hóa lên S+6. giá trị của a,b lần lượt là:
  • Câu 20:
    Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết 23,40 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lit khí (dktc). Để tác dụng với vừa hết 23,40 g hỗn hợp X cần 12,32 lit khí Clo (dktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là:
  • Câu 21:
    Trong số các chất hữu cơ chứa (C,H,O) để có phân tử khối là 60 có: a chất tác dụng với Na giải phóng H2; b chất tác dụng với dung dịch NaOH; c chất tham gia phản ứng tráng bạc. Giá trị của a, b, c lần lượt là:
  • Câu 22:
    Cho các phản ứng:
    (1) C2H6 + Cl2 ---to--> C2H5Cl + HCl
    (2) C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O
    (3) C2H5OH + H2SO4 ---to--> C2H4 + H2O
    (4) C2H4 + Br2 → C2H4Br2
    (5) 2C2H5OH ---to--> (C2H5)2O + H2O
    (6) 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
    Số phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng thế là:
  • Câu 23:
    Trong số các chất: C2H5OH; CH3NH2; CH3NH3Cl; CH3COONa; CH3CHO; CH2 = CH2; CH3COOH; CH3COONH4; C6H5ONa. Số chất tác dụng với dung dịch HCl loãng là:
  • Câu 24:
    Cho mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí như hình vẽ sau:
    đề thi thử đại học môn hóa
    Phương trình phản ứng xảy ra trong bình đựng nước brom là:
  • Câu 25:
    Cho 4,96g hỗn hợp Ca, CaC2 tác dụng hết với H2O thu được 2,24 lit (dktc) hỗn hợp khí X. Đun nóng hỗn hợp khí X có mặt chất xúc tác thích hợp một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp khí Y từ từ vào dung dịch nước Brom dư thấy còn lại 0,896 lit (dktc) hỗn hợp khí Z có tỷ khối hơi với H2 bằng 4,5. Khối lượng bình nước brom tăng lên là:
  • Câu 26:
    Hỗn hợp X gồm Al và Mg. Hòa tan hoàn toàn 15,3g hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch Y và 1,344 lit hỗn hợp khí Y (dktc) gồm 2 khí N2O; N2. Tỷ khối của hỗn hợp Y so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch X cẩn thận thu được 117,9g chất rắn khan. Số mol khí O2 cần để oxi hóa hết 7,65g X là:
  • Câu 27:
    Cho 7,52g hỗn hợp gồm Al; Fe; Cu vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,6M và HCl 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,56g chất rắn và có 3,808 lit khí (dktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 1,7g NaNO3; khí các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (dktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là:
  • Câu 28:
    Dãy các chất giảm dần theo tính axit là:
  • Câu 29:
    Dung dịch X gồm 0,1 mol H+; a mol Al3+; b mol NO3-; 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch X sau khi kết thúc phản ứng thu được 3,732g kết tủa. Giá trị của a,b lần lượt là:
  • Câu 30:
    Nhận xét không đúng là:
  • Câu 31:
    Trong các phản ứng sau, phản ứng nào làm giảm mạch Cacbon:
  • Câu 32:
    Chỉ dùng thêm quì tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây:
  • Câu 33:
    Nhận xét không đúng là:
    Trong số các các chất: Vinylaxetilen; axit fomic; etilen glicol; axit glutamic; axetandehit có:
  • Câu 34:
    Trung hòa 16,60 gam hỗn hợp gồm axit axetic và axit fomic bằng dung dịch NaOH thu được 23,20g hỗn hợp 2 muối. Nếu cho 16,60g hỗn hợp 2 axit trên tác dụng với dung dịch Na2CO3 thì thể tích CO2 (dktc) lớn nhất thoát ra là:
  • Câu 35:
    4 kim loại K; Al; Fe; Cu được ấn định không theo thứ tự X; Y; Z và T. Biết rằng X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối và Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại X,Y,Z,T theo thứ tự là:
  • Câu 36:
    Hợp chất hữu cơ X (C,H,O) có MX < 140. Cho 2,76g gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô phần hơi chỉ có H2O, phần rắn Y chứa 2 muối nặng 4,44g. Nung nóng Y trong O2 dư thu được 0,03mol Na2CO3; 0,11 mol CO2; 0,05 mol H2O. Số công thức cấu tạo có thể có của X là:
  • Câu 37:
    Hỗn hợp X gồm Ala-Ala; Ala-Gly-Ala; Ala-Gly-Ala; Ala-Gly-Ala-Gly-Gly. Đốt 26,26g hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lit O2 (dktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
  • Câu 38:
    Hỗn hợp A gồm andehit acrylic và 1 andehit đơn chức X. Đốt cháy hoàn toàn 1,72g hỗn hợp A cần vừa hết 2,296 lit khí Oxi. Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 8,5g kết tủa. Công thức cấu tạo của X là:
  • Câu 39:
    Đốt cháy hoàn toàn 8,9g amino axit X ( chỉ có 1 chức axit), thu được 0,3 mol CO2; 0,35 mol H2O; 1,12 lit N2 (dktc). Biết X là sản phẩm của phản ứng thủy phân hoàn toàn peptit. Công thức cấu tạo của X là:
  • Câu 40:
    Cho Na được lấy dư 10% so với lượng cần thiết vào 100 ml ancol etylic xo, khi phản ứng thu được 42,56 lit khí B (ở điều kiện tiêu chuẩn) và m gam chất rắn. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml; của nước là 1g/ ml. Giá trị của m là:
  • Câu 41:
    Điện phân với điện cực trơ màng ngăn xốp dung dịch chứa 0,10 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl đến khi catot bắt đầu thoát khí thì dừng lại. Thể tích khí (dktc) thu được ở anot bằng:
  • Câu 42:
    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm andehit benzoic; axetandehit; etandial; andehit acrylic cần 0,975 mol O2 và thu được 0,9 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Nếu cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được tối đa m1 gam Ag. Giá trị của m1 là:
  • Câu 43:
    X là 1 ancol no, mạch hở. Cho m gam X tác dụng với CuO dư đun nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 3,2g thu được hỗn hợp sản phẩm Y ( trong đó có chất hữu cơ D). Tỷ khối hơi của Y so với H2 là 18. Khi đốt cháy hoàn toàn x mol D thu được y mol CO2 và (y – x) mol H2O. Giá trị của m là:
  • Câu 44:
    Có các phát biểu sau:
    (1) Amilozo và amilopectin đều có cấu trúc mạch C phân nhánh
    (2) Xenlulozo và tinh bột là 2 đồng phân cấu tạo
    (3) Fructozo và Saccarozo đều có phản ứng tráng bạc
    (4) Glucozo và Saccarozo đều làm mất màu nước brom
    (5) Glucozo và Fructozo đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng
    (6) Este chỉ được tạo ra khi có axit cacboxylic tác dụng với ancol
    (7) Phản ứng thủy phân este luôn là phản ứng 1 chiều
    (8) Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic
    (9) Xà phòng là muối của natri hoặc kali với axit béo
    Số phát biểu đúng là:
  • Câu 45:
    Chất A có công thức phân tử là C3H12N2O3. Chất B có công thức phân tử là CH4N2O. A,B lần lượt phản ứng với dung dịch HCl cũng cho ra một khí Z. Mặt khác khi cho A,B tác dụng với dung dịch NaOH thì A cho khí X còn B cho khí Y. Phát biểu nào sau đây đúng:
  • Câu 46:
    Cho 1,22g hỗn hợp X gồm 2 amin bậc 1 (có tỷ lệ mol là 1 : 2) tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,1 M thu được dung dịch Y. Mặt khác khi đốt cháy 0,09 mol hỗn hợp X thu được m gam khí CO2; 1,344 lit N2 (dktc) và H2O. Giá trị của m là:
  • Câu 47:
    Hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxylic 2 chức, no, mạch hở; 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và 1 dieste tạo bởi axit và 2 ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84g X thu được 7,26g CO2 và 2,70g H2O. Mặt khác, đun nóng 4,84g X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol (dktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m là:
  • Câu 48:
    Cho các thí nghiệm sau:
    (a) Sục khí CO2 dư vào dd Natri Aluminat                                  (g) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4
    (b) Cho dung dịch NaHCO3 vào dd BaCl2                                  (h) Cho NH3 dư vào dd AlCl3
    (c) Cho dd HCl dư vào dd natri Aluminat                                     (i) Sục CO2 dư vào dd Ca(OH)2
    (d) dd NaOH dư vào dd AlCl3                                                      (k) Cho AgNO3 vào dd Fe(NO3)2
    (e) dd NaOH dư vào dd Ba(HCO3)2                                             (l) Sục khí H2S vào dd AgNO3
    Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là:
  • Câu 49:
    Trộn 100 ml dung dịch X(KHCO3 1M; K2CO3 1M) vào 100 ml dung dịch Y (NaHCO3 1M và Na2CO3 1M) thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch T (H2SO4 1M và HCl 1M) vào dung dịch Z thu được V lit CO2 (dktc) và dung dịch E. Cho Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch F thu được m gam kết tủa . Giá trị của m và V là:
  • Câu 50:
    Trong số các chất dưới đây, chất có tính bazo mạnh nhất:
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 83
Sắp xếp theo

Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Hóa Học Online

Xem thêm