Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 3) - Đề 2

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Xin mời các em học sinh làm bài Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 3) - Đề 2 để nâng cao kĩ năng làm bài. Chúc các em học giỏi!

Làm thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 3) - Đề 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Quang Trung, Đà Nẵng

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 21:
    Cho các đặc điểm
    (1) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza kết hợp với đầu 5'P trên mạch gốc.
    (2) Trong quá trình phiên mã, enzim ARN pôlimeraza có chức năng tháo xoắn phân tử ADN.
    (3) Mã mở đầu trên mARN mã hóa axit amin mêtiônin.
    (4) Gen được mã hóa liên tục.
    (5) Phân tử ADN mạch thẳng dạng xoắn kép.
    Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về vật chất và cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực?
  • Câu 22:
    Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai gen này cùng nằm trên 1 cặp NST thường, có xảy ra hiện tượng hoán vị gen với tần số 17%. Cho ruồi giấm cái thân xám, cánh dài giao phối với ruồi giấm đực thân xám, cánh dài thu được đời con F1 có kết quả phân li kiểu hình là
  • Câu 23:

    Cho các nhận xét sau:
    (1) Khi nguồn sống trong môi trường không cung cấp đủ, các cá thể trong quần thể xuất hiện sự cạnh tranh.
    (2) Đảm bảo quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống.
    (3) Đảm bảo sự phân bố và số lượng cá thể duy trì ở mức phù hợp với môi trường.
    (4) Là đặc điểm thích nghi của quần thể. Số nhận xét đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là

  • Câu 24:
    Giả sử trong rừng số lượng các loài chim phụ thuộc vào sự phân tầng của thực vật. Khu hệ sinh vật nào sau đây có số lượng loài chim nhiều nhất?
  • Câu 25:

    Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài A, B, C, D, E, G, H. Trong đó A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Các loài sinh vật trong quần xã có mối quan hệ dinh dưỡng thể hiện trong sơ đồ sau

    Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

    Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về lưới thức ăn trên?

    (1) Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.
    (2) Trong lưới thức ăn có 8 chuỗi thức ăn.
    (3) Khi kích thước quần thể loài E bị giảm thì số lượng cá thể của loài B và D tăng.
    (4) Khi loài A bị nhiễm độc thì loài H có khả năng bị nhiễm độc nặng nhất.

  • Câu 26:

    Để tổng hợp insulin bằng công nghệ gen, người ta gắn gen quy định tổng hợp insulin của người vào plasmit của vi khuẩn tạo ADN tái tổ hợp. Sau đó cho ADN tái tổ hợp xâm nhập vào vi khuẩn E. coli và nhờ sự nhân lên của vi khuẩn E. coli để tạo ra số lượng lớn sản phẩm. Có bao nhiêu kết luận đúng về quá trình trên?

    (1) Phân tử ADN tái tổ hợp nhân đôi độc lập với ADN của vi khuẩn E. coli.
    (2) Sau khi ADN tái tổ hợp xâm nhập vào tế bào vi khuẩn E. coli thì gen quy định tổng hợp insulin tách ra và nhân lên độc lập.
    (3) Phân tử ADN tái tổ hợp cài xen vào hệ gen vùng nhân của vi khuẩn E. coli.
    (4) Sản phẩm thu được sau khi nuôi cấy vi khuẩn E. coli là số lượng lớn các phân tử ADN tái tổ hợp.

  • Câu 27:

    Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau:

    Côđon

    5’UUA3’, ’XUU3’, 5’XUG3’

    5’XXU3’, 5’XXX3’

    5’AXU3’, ’AXG3’

    5’AGA3’, 5’AGG3’

    5’AAA3’

    Axit amin tương ứng

    Lơxin (Leu)

    Prôlin (Pro)

    Threônin (Thr)

    Acginin (Arg)

    Lizin (Lys)

    Ở một loài sinh vật nhân sơ, một chuỗi pôlipeptit có trình tự các axit amin: Pro – Arg – Lys – Thr. Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit trên là

  • Câu 28:

    Cho các đặc điểm:
    (1) Diễn ra trong một thời gian dài.
    (2) Hình thành loài mới một cách nhanh chóng.
    (3) Trải qua các dạng trung gian chuyển tiếp.
    (4) Thường xảy ra ở các loài thực vật.
    (5) Có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên và các nhân tố tiến hóa khác.
    Những đặc điểm về sự hình thành loài bằng cách li sinh thái là

  • Câu 29:
    Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do hai gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Trong kiểu gen có mặt alen B biểu hiện kiểu hình lông đen; alen A át chế sự biểu hiện kiểu hình của alen B và b; khi không có mặt cả hai alen A và B biểu hiện kiểu hình lông vàng. Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?
  • Câu 30:

    Có bao nhiêu nhận xét đúng về diễn thế nguyên sinh?
    (1) Sinh vật đầu tiên phát tán đến môi trường thường là nấm, địa y.
    (2) Số lượng loài tăng dần, số lượng cá thể giảm dần.
    (3) Sự biến đổi xảy ra trên môi trường đã có một quần xã sinh vật sinh sống.
    (4) Kết thúc quá trình diễn thế có thể hình thành quần xã suy thoái.

  • Câu 31:

    Khi nói về chu trình nitơ, có bao nhiêu phát biểu đúng?
    (1)Vi khuẩn nitrat hóa chuyển hóa NH4+ thành NO2-
    (2)Để hạn chế sự thất thoát nitơ trong đất cần có biện pháp làm đất tơi xốp.
    (3)Lượng nitơ trong đất được tổng hợp nhiều nhất bằng con đường tổng hợp phân bón hóa học.
    (4)Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa N2 thành NH3 cung cấp cho cây.
    (5)Nguồn dự trữ nitơ chủ yếu trong khí quyển, một phần trầm tích trong đất, ao, hồ, sông ...

  • Câu 32:

    Sắp xếp các mối quan hệ sau theo nguyên tắc: Mối quan hệ chỉ có loài có lợi → Mối quan hệ có loài bị hại → Mối quan hệ có nhiều loài bị hại.
    (1)Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá.
    (2)Chim mỏ đỏ và linh dương.
    (3)Cá ép sống bám cá lớn.
    (4)Cú và chồn.
    (5)Cây nắp ấm bắt ruồi.

  • Câu 33:

    Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về di - nhập gen?
    (1)Luôn làm phong phú vốn gen của quần thể.
    (2)Thường xảy ra đối với những quần thể có kích thước nhỏ.
    (3)Là sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác.
    (4)Thúc đẩy sự phân hóa vốn gen trong quần thể.
    (5)Làm thay đổi tần số alen.

  • Câu 34:
    Khi nói về cơ chế cách li phát biểu nào sau đây không chính xác?
  • Câu 35:
    Ở một loài động vật, xét hai gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau; mỗi gen có hai alen và quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho hai cá thể thuần chủng có kiểu hình khác nhau về cả hai tính trạng giao phối với nhau thu được F1. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau thu được F2 có 6 kiểu hình. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có tối đa bao nhiêu phép lai ở F1 thỏa mãn?
  • Câu 36:
    Ở một loài động vật, xét hai gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Mỗi gen gồm hai alen và quy định một tính trạng. Alen trội là trội hoàn toàn, nếu có trao đổi chéo thì chỉ xảy ra ở một giới với tần số bất kì. Cho hai cá thể dị hợp tử về hai cặp gen giao phối với nhau thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
  • Câu 37:
    Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ thu được F1 toàn cà chua thân cao, quả đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 718 cây thân cao, quả đỏ; 241 cây thân cao, quả vàng; 236 cây thân thấp, quả đỏ; 80 cây thân thấp, quả vàng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Cho hai cây F2 có kiểu hình khác nhau về hai tính trạng giao phấn với nhau. Có tối đa bao nhiêu phép lai mà đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
  • Câu 38:

    Cho sơ đồ phả hệ:

    Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

    Có bao nhiêu nhận định đúng?

    (1)Xác suất sinh con bình thường của cặp vợ chồng II-4 và II-5 là 41,67%.
    (2)Có 6 người chắc chắn xác định được kiểu gen trong phả hệ trên.
    (3)Người phụ nữ II-3 kết hôn với người bị mắc hai bệnh G và H, các con của họ có thể có tối đa 3 kiểu hình.
    (4)Gen quy định bệnh G và H là gen trội nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.

  • Câu 39:
    Hai quần thể chuột đồng (I và II) có kích thước lớn. Alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông nâu. Quần thể I gồm toàn bộ các cá thể lông xám thuần chủng, quần thể II gồm toàn bộ các cá thể lông nâu thuần chủng. Tỉ lệ nhập cư từ quần thể I vào quần thể II là 1%/năm. Biết rằng không phát sinh đột biến mới. Sau bao nhiêu năm tần số alen A trong quần thể II đạt 2,9%?
  • Câu 40:
    Ở một loài động vật, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX; con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY; tất cả các cặp nhiễm sắc thể gồm hai nhiễm sắc thể có cấu trúc khác nhau. Số loại giao tử tối đa mà loài có thể tạo ra là 384. Biết rằng không xảy ra đột biến và trao đổi chéo. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 55
Sắp xếp theo

    Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học Online

    Xem thêm