Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn (chuyên) năm 2016 - 2017 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn 

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn (chuyên) năm 2016 - 2017 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1) là một mẫu đề thi tuyển sinh vào lớp 10 dành cho các bạn thi vào lớp chuyên Văn. Bài thi có kèm theo phần đáp án, hướng dẫn giải để các bạn tham khảo và đưa ra câu trả lời đúng nhất. Chúc các bạn thi tốt!

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:

    Một gia đình nọ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. "Tấm vải bẩn thật" - cậu bé thốt lên - "Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thứ xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn". Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải.
    Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiêu vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói với mẹ: "Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi!". Người mẹ đáp: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy".
    (Phỏng theo Nhìn qua khung cửa sổ, Nguồn goctamhon.com)
    Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.

    1. Yêu cầu chung:a. Về nội dung:- Thí sinh hiểu được ý nghĩa của câu chuyện và rút ra được vấn đề xã hội cần bàn bạc: cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, hiện tượng, vấn đề trong cuộc sống.- Thí sinh bàn bạc được các khía cạnh của vấn đề:+ Tầm quan trọng của vấn đề cách nhìn: mọi sự tùy thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng, tùy thuộc vào độ sạch sẽ của "khung cửa sổ" mà qua đó chúng ta quan sát các sự việc.Nếu chúng ta đánh giá sự việc, con người qua cái nhìn chủ quan và đầy định kiến sẽ dẫn đến hậu quả là đánh giá không đúng, chỉ thấy mặt xấu của sự việc, con người+ Bài học cho bản thân: Con mắt là cửa sổ tâm hồn, hãy lau sạch khung cửa sổ tâm hồn của mình bằng sự khách quan, trung thực, thiện chí.b. Về hình thức:Bài viết có bố cục rõ ràng, phù hợp với đặc điểm của văn nghị luận, phù hợp với đối tượng nghị luận theo yêu cầu của đề bài. Lập luận chặt chẽ. Hành văn lưu loát, không mắc lỗi về diễn đạt.2. Biểu điểm:Điểm 4: Triển khai đầy đủ các ý, văn phong trong sáng, mạch lạc. Có thể có 1 - 2 sai sót nhỏ trong dùng từ.Điểm 3: Triển khai đầy đủ các ý nhưng bàn bạc chưa sâu, thỉnh thoảng còn mắc lỗi diễn đạt.Điểm 2: Sa đà vào bàn về nội dung của câu chuyện hoặc hiểu, triển khai vấn đề còn sơ sài, chung chung. Còn mắc những lỗi về diễn đạt.Điểm 1: Chưa hiểu vấn đề, triển khai lệch hướng, sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt.Điểm 0: Không xác định đúng yêu cầu của đề bài, lạc đề.
  • Câu 2:

    Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng:

    Mỗi bài thơ hay là một cánh cửa mở cho tôi đi vào một tâm hồn.
    (Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học, 1993, Trang 336)

    Hãy giải thích ngắn gọn ý kiến trên và “mở cánh cửa” một bài thơ hay trong chương trình Ngữ văn 9 để thấy được tâm hồn của tác giả.

    1. Yêu cầu chung:a. Về nội dung:- Thí sinh giải thích được ý kiến của Hoài Thanh, Hoài Chân về thơ, về đặc trưng của thơ. Thơ là tiếng nói của tâm hồn. Mỗi bài thơ là một tấm gương phản chiếu thế giới tâm hồn tác giả. Đọc thơ là mở cánh cửa bước vào thế giới ấy. Thơ hay là thơ phản chiếu tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, yêu đời, yêu người... của người nghệ sĩ.- Thí sinh chọn được một bài thơ hay trong chương trình Ngữ văn 9, thể hiện được những cảm nhận sâu sắc, tinh tế của mình về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ qua việc phân tích, cảm thụ cấu ứ, hình ảnh, ngôn từ... của bài thơ đó.b. Về hình thức: Bài viết có bố cục rõ ràng, đúng đặc điểm của văn nghị luận, đặc biệt là thể hiện được kĩ năng giải thích, chứng minh một nhận định kết hợp với cảm thụ thơ. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt tinh tế và lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi về diễn đạt.2. Biểu điểm:Điểm 6: Lựa chọn 1 bài thơ theo đúng yêu cầu của đề, phân tích, cảm thụ sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ. Văn phong trong sáng, mạch lạc, có thể có 1 - 2 sai sót nhỏ trong dùng từ.Điểm 5: Hoàn thành tương đối tốt các yêu cầu trên. Có thể con đôi chút vụng về trong cách phân tích, bình luận, đánh giá, diễn đạt.Điểm 4: Định hướng làm bài đúng song phân tích, cảm thụ còn sơ sài. Còn mắc những lỗi về diễn đạt.Điểm 3: Hiểu vấn đề còn lơ mơ, phân tích chung chung bài thơ. Lúng túng trong bố cục, diễn đạt.Điểm 2: Chưa hiểu vấn đề, triển khai lệch hướng, sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt.Điểm 0: Không xác định đúng yêu cầu của đề bài, lạc đề.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 564
Sắp xếp theo

Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

Xem thêm