Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016 Sở GD và ĐT Hà Nội

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn có đáp án

Mùa tuyển sinh năm 2016 đang đến gần. Các bạn học sinh lớp 9 đã sẵn sàng cho mùa thi sắp tới chưa? Cùng VnDoc ôn tập và làm quen với dạng đề thi môn Ngữ văn qua bài test Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016 Sở GD và ĐT Hà Nội nhé! Bài thi mẫu có đi kèm với phần gợi ý, hướng dẫn giải giúp các bạn đưa ra được câu trả lời đúng nhất cho từng dạng câu hỏi. Chúc các bạn ôn thi tốt!

Ôn thi vào lớp 10 môn Văn online

Ôn thi vào lớp 10 môn Toán Online

Ôn thi vào lớp 10 môn Anh Online

Tải đề thi vào lớp 10 miễn phí

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 Sở GD và ĐT TP. Hà Nội

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Phần I:

    Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

    Đã thẩy trong sương hàng tre bát ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

    (Trích Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)

  • Câu 1:
    a. Tác giả khổ thơ trên là ai? 
    Trả lời: ...............
    Viễn Phương
  • b.
    Phần in đậm trong câu thơ: "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam" là thành phần biệt lập cảm thản hay câu cảm thán?
    Trả lời: ..............
    Từ ôi là thành phần biệt lập cảm thán. Thành phần biệt lập cảm thán
  • Câu 2:
    Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ờ câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.) của bài thơ.
    Trả lời: .............
  • Câu 3:
    Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong nhiều bài thơ khác. Kể tên một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó.
    Kể đúng tên bài thơ và tên tác giả có đặc điểm trên.
  • Câu 4:
    Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và mội cấu ghép (gạch dưới câu ghép và từ ngữ dùng làm phép nổi).
  • Phần 2:

    Đây là đoạn trích trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế ki mới (Vũ Khoan):

    …Bước vào thế ki mới, muốn “sành vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng la sẽ phải lấp đầy hành trang băng những điểm mạnh, vứt bỏ những điếm yểu. Muốn vậy thi khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thục sự của đất nước trong thể kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần vời những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

    (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)

  • Câu 5:
    a. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết năm nào?
    Trả lời: Đó là năm ...............
    2001
  • b. Thời điểm lịch sử văn bản ra đời có ý nghĩa đặc biệt gì?
    Trả lời: .................
    Tác giả viết bài văn này vào đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỷ mới. Đây là thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ. Ở nước ta, công cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối thế kỷ trước đã thu được những thành quả nhất định, chúng ta bước sang thế kỷ mới với những mục tiêu vô cùng quan trọng, đó là tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, kết hợp với những truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời để đưa nước ta tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Trong bài viết này, tác giả đã nêu ra một vấn đề hệ trọng: chúng ta cần nhận thức như thế nào và làm những việc gì để chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới? Vấn đề ấy không chỉ có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao thế kỷ mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước bởi vì để đáp ứng những nhiệm vụ nặng nề mà lịch sử và dân tộc đã giao phó, con người Việt Nam nói chung và lớp trẻ Việt Nam nói riêng không thể không nhận thức rõ những mặt mạnh cũng như những điểm còn hạn chế của mình để vừa phát huy những mặt tích cực, đồng thời khắc phục, sửa chữa những mặt còn yếu kém, không ngừng hoàn thiện mình, xứng đáng là chủ nhân của đất nước.
  • Câu 6:
    Theo em, tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất nước.
    Trả lời: ..............
    Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội. Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước. Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ. Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc. Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học,đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.
  • Câu 7:
    Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về một thói quen tốt đẹp của người Việt Nam mà em biết.
    Đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hình thức và nội dung của đoạn văn.

    Bài tham khảo:
    Từ xa xưa, cha ông chúng ta thường hay nhắc nhở con cháu về cách cư xử thế nào cho thuận thảo với bà con ruột thịt trong thân tộc, cũng như với những người cùng sinh sống chung trong một xóm làng. Các cụ hay dùng những câu văn ngắn ngủi đọc lên có vần có điệu – để cho ai cũng có thể hiểu rõ ý nghĩa và nhớ một cách dễ dàng được. Điển hình như câu này chỉ gồm có 6 chữ: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.
    1 – Ăn trông nồi.

    Ở làng quê thời xưa, thì mọi người trong một gia đình đều ngồi ăn chung với nhau với một nồi cơm được đặt ở một đầu của chiếc chiếu và thường do người mẹ hay chị lớn trong nhà lo việc xới cơm tiếp cho mọi người. Nhưng phần đông các gia đình đều bị thiếu gạo ăn. Do đó mỗi khi có khách đến thăm viếng bất thình lình, thì con cái trong nhà phải nhịn ăn ít đi – để còn dành phần cho người khách ăn cho đủ. Vì thế, mà có câu nhắc nhở con cái là: “Khi ngồi ăn chung với mọi người, thì phải để ‎mắt trông xem nồi cơm còn nhiều hay ít – để mà liệu không ăn thêm nữa.”

    Mẹ tôi thường kể chuyện này với anh chị em chúng tôi rằng: “Bà nội của chúng con rất khôn khéo trong việc hướng dẫn cho các cô chú là em của bố con đó. Mỗi lần có khách từ phương xa tới thăm nhà mà được mời ăn cơm chung với gia đình, thì bà chỉ việc ra dấu hiệu bằng con mắt – chứ không phải dùng lời nói – là các cô chú hiểu ngay để mà ngưng không lấy thêm cơm cho mình ăn nữa. Và dĩ nhiên là phần cơm còn lại ở trong nồi thì chủ y dành riêng để người khách có thể ăn cho thỏai mái…”

    2 – Ngồi trông hướng.

    Câu này cũng thật rõ nghĩa nhằm nhắc nhở cho con cháu nhớ rằng: “Khi ngồi ở chỗ nào, thì đều phải chú ‎ý đến vị trí thích hợp của mình nơi chỗ đông người. Cụ thể như nếu có những vị lớn tuổi đáng bậc cha bác của mình hay có vị là những nhân vật có địa vị có danh tiếng trong xã hội, thì mình phải biết chọn chỗ ngồi ở hàng ghế phía dưới cách xa hàng ghế danh dự ở phía trên thường được ưu tiên dành cho các bậc huynh trưởng có danh vọng trong cộng đồng xã hội địa phương.”

    Suy rộng ra, ta cũng có thể hiểu được rằng: “Mỗi người nên chú y đến việc xác định lập trường của mình giữa chỗ đông người một cách thận trọng – cốt y để tránh làm mất lòng hay gây ra sự hiểu lầm đối với những người khác. Ngay trong tiếng Pháp, người ta cũng có câu nói rằng: “Người có văn hóa là người biết xác định đúng vị trí của mình.

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
10 1.654
Sắp xếp theo

Luyện thi trực tuyến

Xem thêm