Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm học 2017 - 2018 lần 1 (hệ chuyên văn)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn  

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm học 2017 - 2018 lần 1 (hệ chuyên văn) là một bài thi mẫu nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 làm quen với dạng đề thi và dạng câu hỏi, từ đó đưa ra phương pháp ôn tập đúng hướng và hiệu quả cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới. Chúc các em thi tốt!

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Lâm Bình, Tuyên Quang năm học 2017 - 2018

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội lần 1 năm học 2017 - 2018

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1 (8,0 điểm)

    Trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, tác giả Vũ Khoan khẳng định "...có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất".

    (Ngữ văn 9 T2, NXB GD 2016, tr 27).

    Viết bài văn (có độ dài khoảng 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

    Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo được các yêu cầu chính sau: 1. Giải thích câu nói: Thế kỷ mới: là nhóm từ chỉ thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học công nghệ, của sự hội nhập toàn cầu... Nội dung câu nói: khẳng định vai trò quyết định của con người đối với sự phát triển của xã hội. 2. Bàn luận: Thế kỷ mới sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất vì: Từ xưa đến nay, con người luôn là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ mới với những bối cảnh: đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới; đặc biệt là nền kinh tế trí thức được dự báo là khuynh hướng chủ đạo...thì vai trò của con người lại càng quan trọng. Nếu yếu tố con người không được coi trọng, chúng ta không thể nắm bắt được những cơ hội mới, làm chủ được những tiến bộ khoa học kĩ thuật của thế gới, không có khả năng sáng tạo và thích ứng cao...thì chúng ta sẽ tụt hậu. 3. Nêu suy nghĩ và phương hướng cho bản thân: Sự chuẩn bị con người phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể như: coi trọng giáo dục đào tạo, chính sách sử dụng nhân tài... Trong mái nhà chung thế giới, mỗi người Việt Nam (trong đó có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước) phải có ý thức phấn đấu học tập để chiếm lĩnh những dỉnh cao của tri thức và khoa học công nghệ, đó chính là một trong những hành trang quan trọng, để đóng góp được nhiều cho đất nước trong thế kỷ mới (Lưu ý: học sinh phải lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh). Biểu điểm Ý 1: 1đ; Ý 2: 5đ, Ý 3: 2đ
  • Câu 2 (12,0 điểm)

    Có ý kiến cho rằng: mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một khám phá mới mẻ về nội dung.

    Giải thích ngắn gọn ý kiến trên và phân tích hai tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật để làm sáng tỏ.

    Có thể triển khai bài viết theo những cách khác nhau song phải đáp ứng được những ý chính sau đây: 1. Giải thích ngắn gọn. Ý kiến bàn về hai khía cạnh: Yêu cầu đối với tác phẩm chân chính (phải có những phám phá, phát hiện mới mẻ về cuộc sống) Khả năng sáng tạo - điều không thể thiếu của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác. 2. Phân tích hai bà thơ để làm sáng tỏ. a. Vẻ đẹp riêng của mỗi hình tượng người lính Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu thể hiện hình ảnh người lính xuất thân từ nông dân vào thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp gần gũi, giản dị, mộc mạc. Nét nổi bật là tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng, cao đẹp và cảm động giữa những năm tháng thiếu thốn, gian khổ. Chính tình đồng chí là một sức mạnh tinh thần giúp họ vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ... Bài thơ "Tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật lại thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, sôi nổi, lãng mạn và ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất "lính"đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng... b. Lí giải sự khác nhau Sự khác nhau trước hết bởi mỗi hình tượng người lính được khắc họa trong những hoàn cảnh khác nhau: "Đồng chí" sáng tác vào đầu năm 1948, những năm đầu của thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ, khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc; còn Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt, khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn... Sự khác nhau còn do tâm hồn và khả năng sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ. c. Đánh giá chung Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động. Khẳng định: chỉ có sáng tạo thì người nghệ sĩ mới đem lại sức sống cho tác phẩm và những điều mới mẻ cho văn chương (Thí sinh cần phân tích những dẫn chứng cụ thể từ hai bài thơ và có những lập luận, đánh giá để làm sáng tỏ những vấn đề trên) Biểu điểm Ý 1: 2đ, Ý 2a: 6đ, Ý 2b: 2đ, Ý 2c: 2đ Tuỳ theo mức độ bài làm của thí sinh các thầy cô giám khảo xác định mức điểm cho phù hợp. Điểm lẻ tính tới 0,5.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 476
Sắp xếp theo

Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

Xem thêm