Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 - Đề số 2

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 - Đề số 2 là một bài thi mẫu nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 làm quen với dạng đề thi cũng như các dạng câu hỏi. Bài thi có đi kèm với phần đáp án và hướng dẫn giải giúp các bạn đưa ra câu trả lời đúng nhất. Chúc các bạn ôn thi tốt!

Mời các bạn tham khảo thêm bài test Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 - Đề số 1

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • I. Trắc nghiệm

    Câu 1:
    Tác phẩm Truyện Kiều được viết bằng:

  • Câu 2:

    Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  • Câu 3:

    Kết thúc truyện ngắn Chiếc lược ngà của tác giả Nguyễn Quang Sáng bé Thu nhận được chiếc lược ngà trong trường hợp nào?

  • Câu 4:

    Trong bài Bàn về đọc sách, theo tác giả Chu Quang Tiềm đọc sách không nhằm mục đích nào sau đây?

  • Câu 5:

    Giá trị nội dung của bài văn Chó sói và cừu non trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten của tác giả H.Ten được thể hiện từ những điểm nào?

  • Câu 6:

    Bài thơ Con cò (Chế Lan Viên) được in trong tập thơ nào của tác giả?

  • Câu 7:

    Bài thơ Viếng lăng Bác được tác giả Viễn Phương viết trong hoàn cảnh nào?

  • Câu 8:

    Từ “xuân” trong trường hợp nào sau đây được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ?

  • Câu 9:

    Nghệ thuật nổi bật trong câu thơ sau là gì?

    Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
    Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

  • Câu 10:

    Câu “Lòng lão chẳng mơ, dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?” là câu gì?

  • II. Tự luận
    Câu 1:
    Hãy viết một đoạn văn kể chuyện (đề tài tự chọn), trong đó sử dụng cả hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm.
    Đêm, từng đêm, mẹ đến ôm tôi vào lòng cho dù tôi chẳng còn bé nữa. Không khác gì thời thơ ấu, mẹ cuối xuống vuốt mái tóc và hôn lên trán tôi. Tôi không biết tự khi nào những cử chỉ âu yếm của mẹ bắt đầu khiến tôi thấy bực bội. Cũng đôi tay mẹ vuốt ve nhưng nó khiến tôi có cảm giác thô ráp nơi làn da non nớt của mình. Rồi một đêm nọ, tôi đã đẩy mẹ ra và phụng phịu: – Đừng mà mẹ! Tay mẹ thô quá. Mẹ lặng thinh, nhưng từ đó mẹ không bao giờ còn gần gũi, ôm ấp tôi bằng những cử chỉ quen thuộc nữa. Rất lâu sau đó tôi cảm thấy hối hận vì những lời nói của mình nhưng vì tự ái nên tôi không một lời xin lỗi mẹ. Nhiều năm trôi qua, sự việc tối hôm đó vẫn luôn ám ảnh, thoắt ẩn, thoắt hiện trong tâm trí tôi. Nó khiến tôi mất đôi tay mẹ, mất nụ hôn chúc ngủ ngon của mẹ. Lại bao năm nữa dần trôi, tôi không còn là một cô bé nữa. Bây giờ tôi đã đi trọ học ở một nơi rất xa mẹ. Mỗi đêm nhìn về phương trời quê hương, nơi có người mẹ thân yêu tôi thường khóc và tự nói với mẹ: – Mẹ ơi! Con phải biết nói làm sao để mẹ hiểu hết nỗi ân hận của con. Người ta nói hồi ức về người mẹ bao giờ cũng tươi mát và sinh động. Ta càng xa tuổi thơ, hồi ức ấy càng trở nên gần gũi, dể hiểu và thân thiết. Với tôi, hồi ức buồn ấy sẽ là bài học trong cuộc đời. Mẹ có hiểu cho lòng con không? Xin mẹ hãy yên lòng nơi quê nhà mẹ nhé, con gái mẹ đã lớn khôn rồi. Con sẽ sống xứng đáng với tình mẹ.
  • Câu 2:
    Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân (chủ yếu từ khi ông nghe làng ông theo giặc trở đi).
    Làng (Kim Lân) thuộc loại truyện có cốt truyện tâm lí, không xây dựng trên diễn biến sự việc mà chú trọng miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật, từ đó làm nổi rõ tình yêu làng thống nhất trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Là một người nông dân suốt cuộc đời sống ở quê, gắn bó máu thịt với từng nếp nhà, thửa ruộng…, vì giặc ngoại xâm ông Hai phải đi tản cư nhưng lòng vẫn không thôi đau đáu về quê. Ông bày tỏ nỗi nhớ, tình yêu quê của mình trong những câu chuyện hằng ngày. Cũng vì quá yêu làng, tự hào về làng, ông lại càng chua xót, tủi hổ hơn khi nghe cái tin làng ông làm Việt gian theo Tây mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên. Tin đó quá đột ngột khiến ông Hai sững sờ “ cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được…”. Trong điều kiện, hoàn cảnh lúc này ông không thể biết tin này thực hư ảo ra sao. Nhưng những người tản cư đã kể quá rành rọt, họ còn khẳng định “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thể không tin, nên càng khiến ông đau buồn khổ sở. Tin ấy không chỉ làm ông đau về thể xác mà còn xâm chiếm, ám ảnh, day dứt tinh thần. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn cứ dõi theo “ Cha mẹ tiên sư chúng nó!… Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi một nhát!” khiến ông đau đớn xấu hổ “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con, cảm thấy tủi thân, nước mắt cứ giàn ra. “Chúng nó cũng là lũ trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi ư?”… “Tin hay không tin? Ông ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm? Nhưng rồi nghĩ rằng người ta hơi đâu bịa ra chuyện ấy”. Suốt cả ngày sau, ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp, lắng tai nghe ngóng động tĩnh bên ngoài. “Một đám đông tụm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy…”. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể cái ám ảnh nặng nề, biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật, sự sợ hãi ám ảnh tâm trạng ông Hai. Càng yêu làng, tự hào về làng, thì khi làng theo Tây, ông Hai càng thấy đau, thấy nhục. Cái đau, cái nhục ấy cũng chính là biểu hiện của lòng yêu làng, yêu nước. Bao nhiêu ý nghĩ ghê rợn nối tiếp bời bời trong đầu óc ông, đẩy ông Hai vào tình huống phải lựa chọn “hay là quay về làng?”, “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Tình yêu quê và tình yêu Tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông. Cuối cùng ông đã lựa chọn “Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đối với người nông dân thuần phát ấy, tình yêu nước rộng lớn, hướng về kháng chiến, cụ Hồ đã bao trùm lên tình yêu làng. Nỗi lòng đó của ông được trút vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ: “Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?”; “Thế con ủng hộ ai?”… Phải chăng, cũng chính là lời ông Hai tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng. Ông Hai bày tỏ nỗi lòng sâu xa, chân thành của người nông dân với quê, với Tổ quốc, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ. Tình yêu làng, lòng tin ở làng, cùng với nỗi dau dứt, đau khổ, lo lắng được giải tỏa ở tình huống cuối cùng của câu chuyện. Đó là việc ông Chủ tịch làng Dầu lên cải chính cái tin làng Dầu đi làm Việt gian. Bao sung sướng, hạnh phúc, tự hào về làng trở về với ông Hai. Trên khuôn mặt buồn thiu mọi ngày bỗng rạng rỡ lên. Mặc dù biết Tây nó đốt cả nhà mình mà ông không xót xa. Cái dáng vẻ “lật đật” đi đâu cũng múa tay lên mà khoe tin ấy, tưởng như không bình thường nhưng hoàn toàn chân thật. Ông Hai đã quên sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của quê hương đất nước. Tình yêu làng của ông đã mở rộng, hòa quyện trong tình yêu nước. Thành công của Kim Lân là diễn tả diễn biến tâm lí cụ thể ở một con người – ông Hai, mang tình cảm chung của người nông dân Việt Nam đối với làng, với nước. Bên cạnh đó, truyện để lại ấn tượng trong lòng người đọc bởi chính cảm xúc, khát khao, vui buồn của nhà văn, tạo dư âm cho tác phẩm.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 198
Sắp xếp theo

    Luyện thi trực tuyến

    Xem thêm