Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016 - 2017 Sở GD và ĐT Thái Bình

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn 

Mời các bạn tiếp tục tham khảo bài test Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016 - 2017 Sở GD và ĐT Thái Bình trên trang VnDoc.com để ôn tập và chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Bài test có đi kèm với phần đáp án, hướng dẫn giải ở cuối bài để các bạn tiện theo dõi và so sánh kết quả.

Ôn thi vào lớp 10 môn Văn online

Ôn thi vào lớp 10 môn Toán Online

Ôn thi vào lớp 10 môn Anh Online

Tải đề thi vào lớp 10 miễn phí

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Phần I. ĐỌC HIỂU
    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
    Việt Nam đất nắng chan hòa
    Hoa thơ quả ngọt bốn mùa trời xanh
    Mắt đen cô gái long lanh
    Yêu ai yêu trọn tấm hình thủy chung

    Đất trăm nghề của trăm vùng
    Khách phương xa tới lạ lung tìm xem
    Tay người như có phép tiên
    Trên tre lá cũng dẹt nghìn bài thơ
    (Trích Bài thơ Hắc Hải – Nguyễn Đình Thi)
  • Câu 1:
    Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
    Thể thơ lục bát
  • Câu 2:
    Chỉ ra 02 hình ảnh về con người Việt Nam trong đoạn thơ trên.
    HS chỉ ra 02 hình ảnh về con người Việt Nam trong các hình ảnh sau: mắt đen cô gái long lanh; yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung; tay người như có phép tiên; trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
  • Câu 3:
    Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong hai câu thơ “Tay người như có phép tiên - Trên tre lá cũng dẹt nghìn bài thơ”.
    HS nêu đúng tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn thơ, có thể diễn đạt khác nhưng phải hợp lý: gợi ra niềm tự hào về vẻ đẹp tài hoa của con người Việt Nam trong lao động; làm cho câu thơ sinh động, giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm...
  • Câu 4:
    Từ đoạn thơ trên, em cảm nhận nhưu thế nào về vẻ đẹo của đất ước và con người Việt Nam? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)
    HS có thể nêu cảm nhận về hai đặc điểm sau: đất nước Việt Nam tươi đẹp, trù phú; con người Việt Nam thủy chung, tình nghĩa, khéo léo, tài hoa… Có thể diễn đạt khác nhưng phải cụ thể, rõ ràng, hợp lý. Không cho điểm với trường hợp chỉ viết chung chung hoặc trả lời không liên quan đến câu hỏi.
  • Phần II. LÀM VĂN
    Câu 1.  
    Học mà chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc thì khó đạt hiệu quả.
    Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến trên.
    * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.* Yêu cầu cụ thể:a) Nội dung trình bày  - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: mặt hạn chế của cách học chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc - Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề cần nghị luận, kết hợp lý lẽ và dẫn chứng.+ Học mà chỉ ghi nhớ kiến thức máy móc là cách học khó đạt hiệu quả vì: khiến ta nhanh quên do không hiểu bản chất, ý nghĩa của bài học; khó ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế; không rèn luyện được tư duy của người học...+ Ngược lại, nếu biết vận dụng những phương pháp học tập tích cực, tăng cường khả năng suy luận, ta sẽ làm chủ được kiến thức của mình...+ Tuy nhiên, cũng cần phân biệt cách học ghi nhớ máy móc với các ghi nhớ chính xác, khoa học, tạo dựng nền tảng kiến thức vững chắc.....Rút ra bài học cho bản thân.b) Hình thức trình bày + Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần + Lập luận chặt chẽ, mạch lạc + Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu c) Sáng tạo+ Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.+ Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tổ biểu cảm....)
  • Câu 2:
    Cảm nhận về hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:

    Áo anh rách vai
    Quần tôi có vài mảnh vá
    Miệng cười buốt giá
    Chân không giày
    Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

    Đêm nay rừng hoang sương muối
    Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
    Đầu súng trăng treo.
                                       (Trích Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9
                                         Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
    * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy; đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.* Yêu cầu cụ thể:a) Nội dung trình bày:- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.- Cảm nhận về hình tượng người lính trong đoạn thơ.+ Hình tượng người lính gắn với điều kiện sinh hoạt và chiến đấu gian khổ, thiếu thón (áo rách, quần vá, chân không giày)... Nhưng càng trong gian khổ, thiếu thốn, tinh thần lạc quan càng rạng ngời (miệng cười buốt giá)....+ Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết giúp cho họ có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn gian khổ (thương nhau tay nắm lấy bàn tay)...+ Vẻ đẹp của hình tượng người lính được khắc họa đặc sắc trong bức tranh ở ba câu cuối của bài thơ: sức mạnh của tình đồng chi giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết (rừng hoang, sương muối); vẻ đẹp mang tính biểu tượng về cuộc đời người lính cách mạng: hiện thực và lý tưởng; thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ (đầu súng trăng treo)....+ Hình tượng người lính được khắc họa bằng thể thơ tự do, chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng...(HS có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục).b) Hình thức trình bày + Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần+ Lập luận chặt chẽ, mạch lạc + Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu c) Sáng tạo+ Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.+ Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tổ biểu cảm....)
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
2 902
Sắp xếp theo

Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

Xem thêm