Đo độ hiểu biết về những kiểu đón Tết kỳ lạ của các dân tộc Việt

Những câu đố vui về ngày Tết Nguyên Đán - Phong tục đón Tết của các dân tộc Việt Nam

Cùng khám phá những phong tục đón Tết của các dân tộc Việt Nam trong bài trắc nghiệm vui nho nhỏ sau đây trên VnDoc. Có rất nhiều tập tục đón Tết của người dân tộc thú vị sẽ khiến bạn phải "há hốc mồm ngạc nhiên". Liệu bạn có phải là một "tay cứng" am hiểu về ngày Tết của người Việt Nam hay không?

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • 1. Người Thái có tục gọi hồn vào dịp Tết?
    Tục đón Tết của người Thái

    Dân tộc Thái cũng đón Tết Nguyên đán như người Kinh. Tuy nhiên, một tục lệ không thể thiếu, và là nét đặc trưng của người Thái vào ngày Tết là tục gọi hồn. Vào tối 29 hoặc 30 Tết, mỗi gia đình thịt hai con gà, một con cúng tổ tiên, một con gọi hồn cho những người trong nhà.

  • 2. Tại sao người Việt lại kiêng quét nhà trong ba ngày đầu năm mới?
    Tục đón Tết kiêng quét nhà
  • 3. Dân tộc nào đi ăn trộm lấy may trong đêm giao thừa?
    Phong tục đón Tết ăn trộm
    Đây là tục lệ khá kỳ lạ của người dân tộc Lô Lô. Người Lô Lô tin rằng, ở thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, nếu ai đó mang về được một cái gì đó thì gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành, ăn nên làm ra. Chính vì thế, họ gọi đó là đi lấy may.
  • 4. Tập tục dính nhiều tro, ném xôi lên mái nhà của người Giẻ Triêng (sống chủ yếu ở Quảng Nam và Kon Tum) trong ngày Tết cổ truyền mang ý nghĩa gì?
    Phong tục ngày Tết ném tro
  • 5. Ở Việt Nam, có tục "bắt chồng" khi Tết Nguyên Đán bắt đầu không?
    Phong tục ngày Tết cướp chồng
    Khi Tết Nguyên đán bắt đầu, cũng là thời điểm các dân tộc Chu Ru, Cơ Ho, Cil , Giẻ Triêng....ở Tây Nguyên vào mùa lễ hội bắt chồng. Chuyện kể rằng, ngày xưa, con gái Chu ru không có tiền để ‘’bắt chồng” thì chỉ cần tự dệt 3 chiếc khăn thổ cẩm màu trắng, hồng, chàm sẫm để mang sang nhà trai dạm hỏi. Chọn một “đêm thiêng”, cô gái cùng khoảng 10 người trong thân tộc lặng lẽ mang lễ sang nhà chàng trai. 
  • 6. Từ mấy ngày trước Tết, người Mường ở Hoà Bình chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía con gì?
    Tục đón Tết vía trâu
    Từ mấy ngày trước Tết, người Mường ở Hoà Bình chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Họ tin rằng, đó là cách trả ơn vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia chủ cấy cày. Ngoài ra, người Mường ở đây cũng treo bánh ống lên các dụng cụ sản xuất như cày, bừa, đòn gánh để mời “những người bạn đồng hành” này về ăn Tết với gia đình. Họ quan niệm, con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ Tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng.
  • 7. Người Thái trắng làm gì để đón năm mới?
    Tục đón Tết người Thái trắng
    Người Thái trắng ở Sơn La tiến hành lễ hội gội đầu từ trưa ngày cuối cùng trong năm. Tất cả già làng, trưởng bản, từ già đến trẻ hò nhau xuống bờ sông để tổ chức lễ gội đầu với mong muốn xua đi tất cả những gì không may mắn trong năm. Họ còn chuẩn bị những bát nước gạo đã được ngâm cho chua nhẹ rồi xối từ từ lên tóc, gợi lên mọi điều tốt đẹp cho ngày mai bước vào năm mới thật tinh khôi. Lễ gội đầu kết thúc là đến cuộc vui đua thuyền giữa nam và nữ. Người ta tổ chức ném còn, xòe vòng… Trai gái được dịp vui chơi thoả thích.
  • 8. “Đón giọng gà” hay “Cướp giọng gà” là phong tục rất độc đáo của người dân tộc nào?
    Tục đón Tết đón giọng gà
    Khi giao thừa đến, sắp sang năm mới, người ta phải canh chừng mấy chú gà trống. Thấy gà vừa vỗ cánh, chuẩn bị gáy là người ta đốt ngay một quả pháo, ném vào chuồng gà. Lũ gà giật mình, nhảy lên thi nhau gáy. Ngay lập tức, mọi người hò nhau hát vang trời để át tiếng gà gáy. Người Pu Péo quan niệm: tiếng gà gáy vừa hay, vừa thiêng liêng, đánh thức cả ông mặt trời dậy. Vì thế, ai át được tiếng gà thì sang năm mới sẽ hát hay, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
11 1.817
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm IQ

    Xem thêm