Làm trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ nhiễm vi rút Zika hay không

Trắc nghiệm kiến thức xã hội

Bạn đã được trang bị kiến thức về vi rút Zika chưa? Nó thực sự nguy hiểm như thế nào, lây lan bằng cách nào và làm sao để phòng tránh? Nếu trả lời được những câu hỏi trên thì bạn sẽ biết cách bảo vệ mình trước loại vi rút nguy hiểm này tốt hơn đấy. Hãy cùng làm bài trắc nghiệm dưới đây để biết bạn có nguy cơ nhiễm vi rút Zika hay không nhé!
Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • 1.
    Làm trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ nhiễm vi rút Zika hay không
    Sáng 5/4/2016, Bộ đã xác nhận thông tin về 2 trường hợp nhiễm vi rút Zika đầu tiên tại Việt Nam. Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nữ, 64 tuổi (Khánh Hòa), trường hợp thứ 2 là một phụ nữ 33 tuổi (Tp. HCM) đang mang thai 2 tháng.
  • 2. Vi rút Zika lây truyền qua con đường nào?
    Làm trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ nhiễm vi rút Zika hay không
    Zika lây truyền qua muỗi Aedes. Loài muỗi này có khả năng sinh sản trong những vũng nước chỉ nhỏ bằng nắp chai, và thường đốt người vào ban ngày. Vi rút Zika có thể tồn tại trong tinh dịch của nam giới 10 tuần sau khi bệnh khởi phát.
  • 3.
    Làm trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ nhiễm vi rút Zika hay không
    Có khoảng 80% số trường hợp nhiễm vi rút Zika không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Các dấu hiệu gần nhiễm vi rút Zika giống với triệu chứng bệnh sốt xuất huyết, do đó việc chẩn đoán bệnh có thể gặp khó khăn.
  • 4. Các triệu chứng chính khi nhiễm vi rút Zika là gì?
    Làm trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ nhiễm vi rút Zika hay không
    Bệnh nhân nhiễm vi rút Zika thường có các triệu chứng như sốt, đau đầu, xung huyết da, niêm mạc mắt… Các biểu hiện có thể nhẹ, thường kéo dài khoảng 4-7 ngày và nhìn chung khó phân biệt với sốt xuất huyết nếu chỉ dựa vào lâm sàng.
  • 5. Vi rút Zika ảnh hưởng thế nào đến người trưởng thành?
    Làm trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ nhiễm vi rút Zika hay không
    Mặc dù chưa có những cơ cở khoa học khẳng định vi rút Zika gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng với người trưởng thành nhưng theo nghiên cứu giáo sư Arnaud Fontanet, thuộc Viện Pasteur ở Paris (công bố trên tạp chí y học The Lancet), người trưởng thành nhiễm vi rút Zika cũng có thể mắc hội chứng Guillain-Barre (GBS) - hội chứng làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và thần kinh.
  • 6. Phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika có thể gây ra ảnh hưởng gì đến thai nhi?
    Làm trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ nhiễm vi rút Zika hay không
    Vi rút Zika gây ra hội chứng teo não và bị nghi ngờ là nguyên nhân chính của các bệnh di truyền như tật đầu nhỏ ở trẻ em. Các quan chức y tế Brazil cũng lo ngại vi rút Zika có thể gây thai lưu, suy nhau thai và kích hoạt bệnh Guillain Barré - một rối loạn thần kinh nghiêm trọng ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi.
  • 7. Phụ nữ chuẩn bị có thai cần lưu ý gì để phòng ngừa nhiễm vi rút Zika khi mang thai?
    Làm trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ nhiễm vi rút Zika hay không
    Nếu phải đến vùng có dịch, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm phù hợp cho bản thân. Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục để tránh những biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi nếu không may mang thai.
  • 8. Người phụ nữ đã được chẩn đoán nhiễm vi rút Zika sau bao lâu mới nên có thai?
    Làm trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ nhiễm vi rút Zika hay không
    Đối với những người phụ nữ đã được chẩn đoán với virus Zika, các chuyên gia khuyến cáo rằng nếu có ý định thì nên đợi sau 8 tuần.
  • 9. Nam giới được chẩn đoán nhiễm vi rút Zika nên làm gì để tránh lây bệnh cho người phụ nữ?
    Làm trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ nhiễm vi rút Zika hay không
    Vi rút Zika có thể tồn tại trong tinh dịch của người đàn ông trong nhiều tháng. Nam giới nên nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi có quan hệ tình dục (dùng bao cao su) trong ít nhất 6 tháng để tránh lây cho bạn tình, đặc biệt để tránh ảnh hưởng đến thai nhi nếu không may cô ấy có thai.
  • 10. Thai phụ bị nhiễm vi rút Zika cần phải làm sao?
    Làm trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ nhiễm vi rút Zika hay không
    Phụ nữ trong giai đoạn mang thai này nằm trong vùng dịch cần theo dõi sát sao. Các bước cần làm là siêu âm, đo kích thước đo chu vi đầu. Siêu âm 2 tuần/lần và tiến hành khám thai bình thường. Dựa vào biểu đồ phát triển sẽ phát hiện tốc độ phát triển của đầu. Nếu tốc độ có vấn đề cần làm phương pháp chẩn đoán kịp thời
  • 11. Các biện pháp phòng ngừa vi rút Zika mà ai cũng cần phải biết và thực hiện là gì?
    Làm trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ nhiễm vi rút Zika hay không
    Nếu phải đến vùng có dịch, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm phù hợp cho bản thân. Tăng cường sức khỏe bằng cách có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
  • 12.
    Làm trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ nhiễm vi rút Zika hay không
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
8 1.469
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm IQ

    Xem thêm