Trắc nghiệm: Bạn đã rửa tay đúng cách?

Rửa tay đúng cách để phòng bệnh virus corona

Đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay đúng cách.... đều là những yếu tố góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh. Nằm trong list bài kỹ năng phòng tránh dịch bệnh virus corona, VnDoc tiếp tục giới thiệu bài test Trắc nghiệm: Bạn đã rửa tay đúng cách? với những hướng dẫn cơ bản nhất giúp các bạn phòng bệnh hiệu quả trong mùa dịch này.

Khi rửa tay với xà phòng, cần rửa tối thiểu bao nhiêu giây để đảm bảo quy trình rửa tay thường quy của Bộ Y tế, hay Rửa tay như thế nào để đảm bảo an toàn cho chính mình trong mùa dịch?...  Đó là những câu hỏi thường gặp của nhiều người bởi vì chúng ta lâu nay vẫn có thói quen rửa tay nhanh và chưa đúng cách, vì vậy việc rửa tay đúng cách theo hướng dẫn 6 bước của Bộ y tế sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa tốt hơn sự lây lan của virus corona.

Tham khảo thêm:

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1: Rửa tay trong bao lâu là đủ?
    Khi rửa tay, tuyệt đối không rửa qua loa mà phải kỳ cọ ít nhất 20 giây dưới vòi nước để dịch tiết bám trên tay được loại bỏ sạch. (Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ - CDC)
  • Câu 2: Rửa tay như thế nào để đảm bảo an toàn cho chính mình trong mùa dịch?
    Sau khi tháo khẩu trang, đi chợ về, sau khi bắt tay nhiều lần, sau khi giao dịch - thanh toán, sau khi đi vệ sinh, sau khi cầm nắm các bề mặt công cộng, đặc biệt là trước khi ăn. (Theo BS Trần Quốc Khánh, BV Hữu nghị Việt Đức)
  • Câu 3: Vị trí nào dễ bị bỏ qua khi rửa tay?
    Vi khuẩn thường trú ngụ nhiều ở các kẽ ngón tay. Vậy nên, nếu ta không rửa tay kỹ các ngóc ngách ấy, vi khuẩn, virus vẫn không thể bị loại bỏ. Nếu cẩn thận hơn có thể rửa tay theo kỹ thuật rửa tay ngoại khoa. (Theo BS Trần Quốc Khánh, BV Hữu nghị Việt Đức)
  • Câu 4: Nếu có thể, tôi nên ưu tiên rửa tay bằng xà phòng với nước hay sử dụng nước rửa tay khô?
    Nếu dùng cồn khô hay cồn nước rửa tay nhiều lần sẽ gây hại cho da tay và đắt tiền. Dung dịch cồn thường chỉ dùng để sát trùng trong bệnh viện và đối với những trường hợp không có điều kiện để rửa tay với xà phòng dưới vòi nước" theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
  • Câu 5: Những thời điểm nào bắt buộc phải rửa tay?
    Khi nhìn thấy tay bẩn, rửa sạch tay bằng xà phòng và nước chảy ra từ vòi trong ít nhất 20 giây. Nếu không nhìn thấy tay bẩn, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn có cồn để tay sạch hơn. (Theo Bộ Y Tế)
  • Câu 6: Sau mỗi lần chấm công hoặc cầm nắm cánh cửa/vật dụng mà nhiều người thường động chạm, tôi có cần phải rửa tay ngay không?
    Điều này là bắt buộc, bởi đây là bề mặt công cộng đã có nhiều người tiếp xúc trước đó (Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ - CDC)
  • Câu 7: Khi rửa tay có nhất thiết phải dùng các sản phẩm tiệt trùng không hay có thể rửa bằng xà phòng thường?
    Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), rửa tay với xà phòng và nước sạch được cho là cách vệ sinh tốt nhất, vừa giúp giết chết vi trùng, loại bỏ nhiều bụi bẩn, mảnh vụn cũng như các mầm bệnh. Tất nhiên, rửa tay bằng xà phòng và làm sạch hoàn toàn với nước sẽ giúp loại bỏ các mầm bệnh từ virus, vi khuẩn. Nước rửa tay khô hay dung dịch sát khuẩn vẫn là lựa chọn đúng nếu bạn không thể rửa tay bằng xà phòng ngay lập tức cũng như không có nước sạch rửa tay.
  • Câu 8: Khi ho đã che miệng nhưng không có điều kiện rửa tay ngay thì tôi nên làm như thế nào khi tiếp xúc với người khác?
    Thông thường có 2 thói quen mọi người vẫn làm khi ho là dùng bàn tay che hoặc dùng khủy tay che. Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo khi ho nên che bằng khủy tay để hạn chế lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Trong trường hợp bạn lỡ tay che bằng miệng thì buộc phải rửa tay khi mà tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp - Bác sĩ Lê Thiên Lan, Trung Tâm y tế Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
  • Câu 9: Nên rửa tay bằng nước rửa tay sát khuẩn, nhưng trong đó lại có cồn, có an toàn với trẻ em không?
    Có nhưng chỉ là cồn 70%. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) nhận định, cồn 70% có tính sát khuẩn nhanh, không cần rửa lại với nước an toàn với cả trẻ em lẫn người lớn. Nhưng nếu có thời gian thì tốt nhất nên rửa bằng nước và xà phòng thường, không cần sát khuẩn lại bằng cồn.
  • Câu 10: Rửa tay như nào sẽ đảm bảo đã rửa tay sạch?
    Bước 1: Làm ướt tay bằng nước và xà phòng. Chà hai lòng bàn tay vào nhau. - Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. - Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay. - Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay này vào lòng bàn tay kia. - Bước 5: Xoay ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (làm sạch ngón tay cái). - Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của tay nào vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Làm sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô. Thời gian mỗi lần rửa tay là 30 giây. các bước 2,3,4,5 làm đi làm lại tối thiểu 5 lần. (Theo Bộ Y tế)
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
12 1.362
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm IQ

    Xem thêm