Trắc nghiệm Đại cương về kim loại Hóa học 12 (Nâng cao - Phần 3)

Trắc nghiệm chương Đại cương về kim loại

Trắc nghiệm Đại cương về kim loại Hóa học 12 (Nâng cao - Phần 3) do VnDoc đăng tải, hỗ trợ học sinh làm quen các câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12 nâng cao khác nhau.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • 1

    Cho hỗn hợp (Y) gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200ml dung dịch (C) chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch (D) và 8,12 gam chất rắn (E) gồm ba kim loại. Cho (E) tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thu được 0,672 lít H2 (đktc). Tính nồng độ mol/l AgNO3, Cu(NO3)2 trước khi phản ứng.

    Vì phản ứng giữa Al và AgNO3 xảy ra trước nên kim loại sau phản ứng phải có Ag, kế đến là CuSO4 có phản ứng tạo thành Cu. Theo giả thiết, có ba kim loại → kim loại thứ ba là Fe còn dư.

    Ta có: nFe = 2,8/5,6 = 0,05 (mol)

    nAl = 0,81/27 = 0,03 (mol)

    và nH2 = 0,672/22,4 = 0,03 (mol)

    Phản ứng: Fedư (0,03) + 2HCl → FeCl2 + H2 (0,03)

    → Số mol Fe phản ứng với muối: 0,05 – 0,03 = 0,02 (mol)

    2Al + 3Cu2+ → 2Al3+ + 3Cu

    Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

    Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

    Ta có sự trao đổi electron như sau:

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1) 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1)

    → x + 2y = 0,09 + 0,04 = 0,13 (1); 108x + 64y + 56.0,03 = 8,12 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2), ta được x = 0,03; y = 0,05.

    Vậy: CM AgNO3 = 0,03 : 0,2 = 0,15M

    CM Cu(NO3)2 = 0,05 : 0,2 = 0,25M.

    → Đáp án A

  • 2

    Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam được cho vào 200ml dung dịch chứa CuSO4 0,5 M và AgNO3 0,3M. Tính khối lượng chất rắn A thu được?

    Thay vì tính chất phản ứng giữa Mg, Zn với CuSO4 và AgNO3, ta tính số mol e mà hỗn hợp X có thể cung cấp và dung dịch Y có thể nhận:

    nZn = 6,5/65 = 0,1 mol;

    nMg = 4,8/24 = 0,2 mol

    do: Zn → Zn2+ + 2e;

    Mg → Mg2+ + 2e

    Tổng ne (Mg, Zn): (0,1 + 0,2). 2 = 0,6 mol

    nAg+ = nAgNO3 = 0,2.0,3 = 0,06 mol

    nCu2+ = nCuSO4 = 0,2.0,5 = 0,1 mol

    Ag+ + 1e → Ag

    Cu2+ + 2e → 2Cu

    Tổng ne (Ag+, Cu2+): 0,06 + 0,1.2 = 0,26 mol

    Để khử hết Ag+ và Cu2+ chỉ cần 0,26 mol electron trong khi X có thể cung cấp 0,6 mol vậy Ag+, Cu2+ bị khử hết.

    Ag và Cu kết tủa. Mg có tính khử mạnh hơn Zn nên Mg phản ứng trước: 0,2 mol Mg cung cấp 0,4 mol electron > 0,26 mol vậy chỉ có Mg phản ứng và

    nMg phản ứng = 0,26 : 2 = 0,13 mol; còn dư: 0,2 – 0,13 = 0,07 mol

    Do đó chất rắn A gồm 0,06 mol Ag và 0,1 mol Cu, 0,07 mol Mg và 0,1 mol Zn

    mA = 0,06.108 + 0,1.64 + 0,07.24 + 0,1.65 = 21,6 gam

    → Đáp án C

  • 3

    Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Ta có đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào thời gian phản ứng:

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1)

    Tỉ lệ x : y là?

    Dựa vào đồ thị thấy tại thời điểm m-18 gam thì Mg phản ứng hết H+ và NO3- sinh ra Mg2+ và NO

    Khi đó toàn bộ lượng NO3- chuyển hóa hết thành NO: 2a mol

    Có nMg phản ứng = 18 : 24 = 0,75 mol

    Bảo toàn electron → 0,75.2 = 2a. 3 → a = 0,25 mol

    → nH+ = 0,25. 8 = 2 mol → nH+: b - 2 mol

    Tại thời điểm m - 8 thì Mg phản ứng với Cu2+ sinh ra Cu

    Tại thời điểm m - 14 thì Mg tiếp tục phản ứng với HCl dư sinh khí H2

    Bảo toàn electron → nMg phản ứng = 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1) = 0,5b

    Khi đó 14 = 24. 0,5b - 0,25. 64 → b = 2,5

    a : b = 0,25 : 2,5 = 1: 10.

    → Đáp án D

  • 4

    Cho 2 thanh kim loại M có hóa trị II và có khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh 1 vào dd Cu(NO3)2 và thanh 2 vào dd Pb(NO3)2. Sau 1 thời gian khối lượng thanh 1 giảm 0,2% và thanh 2 tăng 28,4 % so với thanh kim loại đầu. Số mol của Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 trong 2 dd giảm như nhau. Kim loại M là:

    Số mol của Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 trong 2 dung dịch giảm như nhau → số mol M phản ứng ở 2 thí nghiệm là như nhau.

    Coi khối lượng thanh M là 10 gam.

    Gọi số mol M phản ứng là x mol.

    Xét thí nghiệm ở thanh 1.

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1)

    Δm = Mx – 64x = 0,998m = 0,02 (1)

    Xét thí nghiệm ở thanh 2.

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1)

    Δm = 207x – Mx = 2,84 (2)

    Từ (1) và (2) ta có: Mx = 1,3; x = 0,02 → M = 65 → M là Zn

    → Đáp án A

  • 5

    Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.

    Nhận xét: Kim loại + HCl → muối + H2

    Ta có: mdung dịch tăng = mkim loại – mkhí thoát ra

    ⇒ mH2 = 7,8 - 7 = 0,8 (gam) ⇒ nH2 = 0,4 (mol)

    Áp dụng bảo toàn nguyên tử H: nHCl = 2.nH2 = 0,8 (mol).

    → Đáp án A

  • 6

    Hoà tan p gam hỗn hợp X gồm CuSO4 và FeSO4 vào nước thu được dung dịch Y. Cho m gam bột Zn dư tác dụng với dung dịch Y sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Nếu cho dung dịch Y tác dụng với BaCl2 dư thu được 27,96 gam kết tủa. p có giá trị là

    n↓ BaSO4 = 27,96/233 = 0,12 mol

    Gọi số mol của CuSO4 và FeSO4 lần lượt là x và y mol.

    Bảo toàn nhóm SO42- ta có: x + y = 0,12 (1)

    Cho m gam bột Zn dư tác dụng với dung dịch Y sau phản ứng thu được m gam chất rắn

    Bảo toàn e ta có: nZn.2 = x.2 + y.2 → nZn = x + y

    m rắn thu được sau thí nghiệm trên là Cu và Fe.

    Theo bài ta có: mZn = mCu + mFe → (x + y).65 = 64x + 56y → x – 9y = 0 (2)

    Từ (1) và (2) ta có: x = 0,108 mol; y = 0,012 mol.

    → p = 0,108.160 + 0,012.152 = 19,104 gam.

    → Đáp án D

  • 7

    Cho m gam Mg vào 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và Fe(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng thu được 9,2 gam chất rắn và dung dịch B. Giá trị của m là

    nCu(NO3)2 = 0,1.1 = 0,1 mol; nFe(NO3)2 = 0,1.1 = 0,1 mol

    Mg phản ứng trước với Cu(NO3)2 sau đó phản ứng với Fe(NO3)2.

    Giả sử Mg phản ứng vừa đủ với Cu(NO3)2, khi đó:

    mrắn = mCu = 0,1.64 = 6,4 gam < 9,2 gam

    Giả sử Mg phản ứng vừa đủ với 2 dd trên, khi đó:

    mrắn = mCu + mFe = 0,1.56 + 0,1.64 = 12 gam > 9,2 gam

    → Cu(NO3)2 phản ứng hết, Fe(NO3)2 phản ứng một phần.

    mFe = 9,2 – 6,4 = 2,8 gam → nFe = nFe(NO3)2 pư = 2,8 : 56 = 0,05 mol.

    → Bảo toàn e: nMg.2 = 0,05.2 + 0,1.2 → nMg = 0,15 mol → mMg = 0,15.24 = 3,6 gam.

    → Đáp án C

  • 8

    Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Al ở dạng bột vào 200ml dd CuSO4 0,525M. Khuấy kỹ hỗn hợp để các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 7,84g chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B. Để hòa tan hoàn toàn chất rắn A cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dd HNO3 2M, biết rằng phản ứng sinh ra sản phẩm khử duy nhất là NO?

    Chất rắn sau phản ứng gồm 2 kim loại → 2 kim loại đó là Cu và Fe, Al đã phản ứng hết

    → CuSO4 không dư → nCu = 0,105 mol ⇒ m = 6,72 gam → còn 1,12 gam là của Fe .

    Phản ứng: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

    nFe = 0,02 mol → nHNO3 = 0,08 mol.

    nFe3+ = 0,02 mol

    chú ý phản ứng: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

    0,01 mol Cu + 0,02 mol Fe3+ → 0,01 mol Cu2+ và 0,02 mol Fe2+

    Để HNO3 cần dùng là tối thiểu thì cần dùng 1 lượng hòa tan vừa đủ 0,105 – 0,01 = 0,095 mol Cu

    3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

    Từ đây tính được nHNO3 = 0,095.8/3 = 0,253 mol

    → tổng nHNO3 đã dùng là 0,253 + 0,08 = 0,333 mol

    → VHNO3 = 0,16667 lít = 166,67 ml

    → Đáp án C

  • 9

    Cho m gam hỗn hợp bột kim loại X gồm Cu và Fe vào trong dung dịch AgNO3 dư thu được m + 54,96 gam chất rắn và dung dịch X. Nếu cho m gam X tác dụng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,928 lít NO (đktc). m có giá trị là:

    nNO = 4,928 : 22,4 = 0,22 mol

    Gọi số mol của Cu và Fe là x và y mol

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1) 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1)

    mrắn tăng = (2x + 3y).108 – x.64 – y.56 = 54,96 → 152x + 268y = 54,96 (1)

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1) 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 1)

    Bảo toàn e ta có: 2x + 3y = 0,66 (2)

    Từ (1) và (2) ta được: x = 0,15 mol và y = 0,12 mol

    → m = 0,15. 64 + 0,12. 56 = 16,32 gam.

    → Đáp án B

  • 10

    Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

    - Các kim loại đứng trước cặp H+/H2 có thể tác dụng được với HCl.

    - Các kim loại đứng trước cặp Ag+/Ag có thể tác dụng được với AgNO3.

    Vậy các kim loại vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là Mg, Zn, Al, Fe, Ni và Sn.

    → Đáp án A

  • 11

    Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là

    Các kim loại Na, Ba, K khi tác dụng với dd FeCl3 sẽ tác dụng với H2O trước tạo ra dung dịch bazơ.

    Các dung dịch bazơ tsac dụng mới FeCl3 tạo kết tủa Fe(OH)3

    → Đáp án A

  • 12

    Điện phân dung dịch AgNO3 trong thời gian 15 phút, cường độ dòng điện 5 Ampe. Khối lượng Ag thu được ở catot là:

    Theo định luật II của Pha - ra - đây thì khối lượng Ag sinh ra ở catot là:

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    → Đáp án B

  • 13

    Điện phân dung dịch CuCl2, điện cực trơ bằng dòng điện 5A trong 45 phút 20 giây. Khối lượng kim loại sinh ra trên catot và thể tích khí sinh ra ở anot (ở đktc) lần lượt bằng:

    PT điện phân: CuCl2 -đp dung dịch→ Cu + Cl2

    Áp dụng công thức có:

    mCu = (64×5×2720)/(2×96500) = 4,512 g → nCl2 = nCu = 4,512/64 = 0,0705 mol

    VCl2 = 0,0705 × 22,4 = 1,5792 lít

  • 14

    Điện phân dung dịch NaCl cho đến khi hết muối với dòng điện 1,61A thấy hết 60 phút. Tính khối lượng khí thoát ra, biết rằng điện cực trơ, màng ngăn xốp.

    Theo phương trình: 2NaCl + 2H2O ⟶ 2NaOH + H2 + Cl2

    Khối lượng Hyđro bằng:

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    Khối lượng Clo bằng:

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    Tổng khối lượng khí thoát ra bằng 0,06 + 2,1322 ≈ 2,19 (g).

    → Đáp án C

  • 15

    Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ với dòng điện có cường độ I = 0,5A trong thời gian 1930 giây thì khối lượng đồng và thể tích khí O2 sinh ra là:

    Theo định luật II của Pha - ra - đây thì:

    + Khối lượng Cu sinh ra ở catot là:

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    + Khối lượng O2 sinh ra là:

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    Thể tích khí bằng: 22,4.(0,08/32) = 0,056 (l).

    → Đáp án B

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 58
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm Hóa 12

Xem thêm