Trắc nghiệm Đại cương về kim loại Hóa học 12 (Nâng cao - Phần 5)

Trắc nghiệm chương Đại cương về kim loại

Trắc nghiệm Đại cương về kim loại Hóa học 12 (Nâng cao - Phần 5) bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12 nâng cao khác nhau, hỗ trợ học sinh ôn luyện và nâng cao kết quả học tập lớp 12.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • 1

    Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 có điện cực bằng Cu, nhận thấy:

  • 2

    Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Tính thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc)?

    Áp dung ĐLBT khối lượng:

    nCO2 = nNO = x mol

    moxit + mCO = mchất rắn + mCO2

    28x - 44x = 11,2 - 16 ⇒ x = 0,3.

    Vậy VCO = 0,3.22,4 = 6,72 lit

    → Đáp án B

  • 3

    Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là:

    Gọi công thức của oxit kim loại là M2On.

    Ta có:

    M2On → M2(SO4)n

    O → SO42-

    1 mol → mtăng = 96 -16 = 80 gam

    x mol → mtăng = 80x = 50 - 20 = 30 gam

    → x = nO/oxit = 30/80 = 0,375 mol

    Khi khử oxit bằng CO ta có: nO/oxit = nCO = 0,375 mol

    → VCO = 0,375.22,4 = 8,4 lit

    → Đáp án D

  • 4

    Khử 3,48 g một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2(đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là:

    Ta có: nO/oxit = nH2 = 1,344 : 22,4 = 0,06 mol

    → mO/oxit = 0,06.16 = 0,96 gam

    → mM = moxit - mO/oxit = 3,48 - 0,96 = 2,52 gam

    Gọi hóa trị của M là n.

    PTPƯ: 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)
    n 1 2 3
    M 28 56 84
      Loại Fe (TM) Loại

    Vậy M là Fe.

    → nFe = 2,52 : 56 = 0,045

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    Vậy oxit Fe là Fe3O4.

    → Đáp án A

  • 5

    Hỗn hợp A dạng bột gồm Fe2O3 và Al2O3. Cho khí H2 dư tác dụng hoàn toàn với 14,2 gam hỗn hợp A nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn B. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HCl thì thấy thoát ra 2,24(l) khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A là:

    Do H2 chỉ khử được Fe2O3 thành Fe nên B gồm Fe và Al2O3, chỉ có Fe tạo H2.

    Ta có nFe = nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol)

    ⇒ nFe2O3 = 0,05 (mol) ⇒ mFe2O3 = 0,05. 160 = 8 (g).

    ⇒%m Fe2O3 = (8/14,2).100% = 56,34 (%).

    ⇒ %mAl2O3 = 100% - 56,34 = 43,66%

    → Đáp án D

  • 6

    Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m

    Ta có: mO = 0,32 (g) → nO = 0,32/16 = 0,02 (mol) nên số mol của hỗn hợp CO, H2 cũng bằng 0,02 (mol)

    ⇒ V = 0,02. 22,4 = 0,448 (l).

    Theo định luật bảo toàn khối lượng: m = 16,8 - 0,02.16 = 16,48 (g).

    → Đáp án D

  • 7

    Dẫn khí CO dư qua ống đựng bột một oxit sắt (FexOy) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,84 gam sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thì thu được 2 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của FexOy.

    nCaCO3 = 2/100 = 0,02 mol; nFe = 0,84/56 = 0,015 mol

    Phản ứng: 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    Ta có nFe = 0,02x : y = 0,015 ⇒ 0,015 : 0,02 = 3 : 4

    Vậy CTPT của oxit là Fe3O4

    → Đáp án C

  • 8

    Hòa tan 46g hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được dd D và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng vẫn còn dư ion Ba2+. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng còn dư Na2SO4. Vậy 2 kim loại kiềm là?

    Gọi CTTB của 2 kim loại kiềm hóa trị I là M.

    Đặt số mol của Ba và M lần lượt là a và b mol.

    Ta có: mBa + mM = 46 → 137.a + M.b = 46 → M = (46 - 137a)/b (∗)

    PTPU: 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    Thế (∗∗) vào (∗) ta được: 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    Theo giả thiết ta có: 0,18 < a < 0,21

    → 29,7 < M < 33,3

    → A và B là Na và K.

    → Đáp án B

  • 9

    Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

    nAlCl3 = 1,5.0,2 = 0,3 mol;

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    Thấy nAl(OH)3 < nAlCl3 → Để lượng dd NaOH dùng tối đa thì kết tủa tạo ra tối đa, sau đó bị tan mất một phần.

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    Vì nAl(OH)3 = 0,2 mol nên có 0,1 mol Al(OH)3 bị tan mất.

    → nNaOH = nOH- = 0,9 + 0,1 = 1 mol

    → VNaOH max = 1 : 0,5 = 2 lit.

    → Đáp án C

  • 10

    Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là

    nAl(OH)3 = 7,8/78 = 0,1 mol

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    Để NaOH phản ứng nhiều nhất thu được 0,1 mol kết tủa Al(OH)3 thì Al2(SO4)3 phải phản ứng hết tạo kết tủa tối đa, sau đó kết tủa tan một phần sao cho lượng kết tủa cuối cùng thu được bằng 0,1 mol

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 2)

    Từ (1), (2) và (3) ta có:

    nNaOH pư = 0,6 + 0,1 + 0,2 = 0,9 mol

    → Vdd NaOH = 0,9 : 2 = 0,45 M

    → Đáp án A

  • 11

    Cho a mol AlCl3 vào 1 lít dung dịch NaOH có nồng độ b M được 0,05 mol kết tủa, thêm tiếp 1 lít dung dịch NaOH trên thì được 0,06 mol kết tủa. Giá trị của a và b lần lượt là

    a mol AlCl3 + 1 lit dd NaOH b M → 0,05 mol kết tủa Al(OH)3 (1)

    Thêm tiếp 1 lit dd NaOH trên → 0,06 mol kết tủa (2)

    Chứng tỏ ở thí nghiệm (1) AlCl3 chưa tác dụng hết, NaOH tác dụng hết.

    TN1: nNaOH = b mol

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 3)

    Mà nAl(OH)3↓ = 0,05 mol → b/c = 0,05 ⇔ b = 0,15 mol hay CM(NaOH) = b = 0,15 M.

    TN2: nNaOH = b + b = 2b = 0,3 mol

    ∗ Nếu AlCl3 chưa kết tủa hết thì NaOH phải hết và tạo ra 0,06 mol kết tủa, thực tế:

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 3)

    nNaOH pư = 0,18 mol < 0,3 mol → Vô lí → Loại

    → AlCl3 đã tác dụng hết tạo kết tủa và kết tủa bị hòa tan một phần:

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 3)

    → a – (0,3 – 3a) = 0,06 → a = 0,09 mol

    → Đáp án C

  • 12

    X là dung dịch chứa 0,1 mol AlCl3, Y là dung dịch chứa 0,32 mol NaOH. Thực hiện 2 thí nghiệm sau:

    - Thí nghiệm 1: Cho từ từ Y vào X, sau khi cho hết Y vào X được a gam kết tủa.

    - Thí nghiệm 2: Cho từ từ X vào Y, sau khi cho hết X vào Y được b gam kết tủa.

    Nhận định nào sau đây là đúng?

    TN1: Cho Y vào X.

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 3)

    →nAl(OH)3↓ = 0,08 mol → mAl(OH)3↓ = 0,08.78 = 6,24 gam → a = 6,24 gam

    TN2: Cho X vào Y.

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 3)

    →nAl(OH)3↓ = 0,08 mol → mAl(OH)3↓ = 0,08.78 = 6,24 gam → b = 6,24 gam

    → a = b = 6,24 gam.

    → Đáp án B

  • 13

    X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Cho 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến khi kết tủa phản ứng thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch X là

    TN1: 150 ml dd Y (NaOH 2M) vào 100 ml dd X (AlCl3) → 7,8 gam kết tủa Al(OH)3

    TN2: Thêm tiếp vào cốc trên 100 ml dd Y → 10,92 gam kết tủa Al(OH)3

    nNaOH (1) = 0,15.2 = 0,3 mol, n↓(1) = 7,8/78 = 0,1 mol

    nNaOH (2) = 0,1.2 = 0,2 mol, n↓(2) = 10,92/78 = 0,1 mol

    Gọi nồng độ của AlCl3 là a M.

    Theo đề bài khi cho nNaOH = nNaOH (1) + nNaOH (2) = 0,3 + 0,2 = 0,5 mol vào 0,1a mol AlCl3 thì thu được 0,14 mol kết tủa Al(OH)3.

    Vì 3nAl(OH)3 < nNaOH → xảy ra sự hòa tan kết tủa.

    Khi đó 4nAlCl3 = nNaOH + nAl(OH)3 ⇔ 0,4a = 0,5 + 0,14 ⇔ a = 1,6 M.

    → Đáp án C

  • 14

    Chia m gam hỗn hợp Na2O và Al2O3 thành 2 phần bằng nhau:

    - Phần 1: Hoà tan trong nước dư thu được 1,02 gam chất rắn không tan.

    - Phần 2: Hoà tan vừa hết trong 140 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là

    Gọi số mol của Na2O và Al2O3 trong một phần là x và y mol.

    Phần 1:

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 3)

    → Chất rắn không tan là Al2O3 → y – x = 1,02/102 = 0,01 (1)

    Phần 2:

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 3)

    Theo bài ta có: 2x + 6y = 0,14.1 = 0,14 → x + 3y = 0,07 (2)

    Từ (1) và (2) ta có: x = 0,01 mol; y = 0,02 mol

    → m = 2(0,01.62 + 0,02.102) = 5,32 gam.

    → Đáp án C

  • 15

    Hoà tan hết hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ trong nước được dung dịch A và có 1,12 lít H2 bay ra (ở đktc). Cho dung dịch chứa 0,03 mol AlCl3 vào dung dịch A. Khối lượng kết tủa thu được là

    Ta có nhận xét:

    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 3)
    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 3)
    100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (Nâng cao - phần 3)

    → mAl(OH)3 ↓ = 0,02.78 = 1,56 gam.

    → Đáp án C

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 285
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm Hóa 12

Xem thêm