Trắc nghiệm Vượt thác

Câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn lớp 6

Nhằm nâng cao kĩ năng đọc hiểu truyện, cũng như giúp các em học sinh củng cố thêm kiến thức về truyện Vượt thác chương trình Ngữ văn lớp 6 học kì 2, VnDoc.com xin giới thiệu tới các em bộ câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến bài bao gồm 15 câu hỏi có đáp án, cho các em học sinh lớp 6 tham khảo và luyện tập.

Mời các bạn tải đề và đáp án trắc nghiệm tại đây: Trắc nghiệm Vượt thác

Trắc nghiệm Lợn cưới, áo mới

Trắc nghiệm Treo biển

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Đọc kĩ truyện dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.

    Gió nồm vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.

    Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.

    Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.

    Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắc đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.

    Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

    Đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò.

    Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước.

  • Câu 1. Văn bản Vượt thác là của tác giả nào?
  • Câu 2. Văn bản Vượt thác được trích từ tác phẩm nào?
  • Câu 3. Câu nào dưới đây không nói về tác phẩm Quê nội?
  • Câu 4. Trong đoạn trích trên, tác giả đề cập đến một loại gió nổi bật của vùng đất miền Trung. Đó là loại gió nào?
  • Câu 5. Hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác được tác giả miêu tả như thế nào?
  • Câu 6. Hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác được tác giả ví với điều gì?
  • Câu 7. Những chi tiết tác giả khắc họa trong đoạn trích cho thấy vượt thác là công việc như thế nào?
  • Câu 8. Tác giả đã lấy vị trí nào làm điểm nhìn để miêu tả cảnh vượt thác?
  • Câu 9. Đoạn trích trên làm nổi bật điều gì?
  • Câu 10. Trong đoạn trích, khung cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào khi thuyền sắp vượt thác?
  • Câu 11. Đoạn trích Vượt thác tập trung miêu tả nhân vật nào?
  • Câu 12. Vị trí quan sát của người kể truyện ở đâu?
  • Câu 13. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà Mau?
  • Câu 14. Nhận xét nào đúng trình tự miêu tả cảnh dòng sông?
  • Câu 15. Chi tiết nào không miêu tả cảnh dòng sông ở vùng đồng bằng?
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
13 1.796
Sắp xếp theo

Môn Ngữ Văn lớp 6

Xem thêm