Thủ tục hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Hướng dẫn hồ sơ, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Điều kiện để xét thăng hạng viên chức là gì? Hồ sơ xin xét thăng hạng viên chức gồm những giấy tờ gì? VnDoc.com xin mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về hồ sơ, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nhé.

Điều kiện và hồ sơ xét thăng hạng viên chức giáo viên

Theo Điều 9 Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức (bao gồm giáo viên tiểu học) từ hạng IV lên hạng III (trước đây gọi là chuyển loại từ viên chức loại B lên viên chức loại A0 hoặc A1) được thực hiện căn cứ vào số lượng vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và nhu cầu của đơn vị sự nghiệp.

Viên chức đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

  • Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 3 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
  • Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực.
  • Trình độ đào tạo đúng chuyên ngành quy định.

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp (Hiệu trưởng) chịu trách nhiệm về điều kiện, tiêu chuẩn của viên chức được dự xét thăng hạng (chuyển loại).

Hồ sơ dự xét thăng hạng

Căn cứ Điều 10 Thông tư 12/2012/TT-BNV, hồ sơ dự xét thăng hạng (chuyển loại viên chức) của cá nhân gồm:

  • Đơn đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
  • Bản sơ yếu lý lịch của viên chức theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có xác nhận của cơ quan sử dụng hoặc quản lý viên chức;
  • Bản nhận xét, đánh giá có xác nhận của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp (Hiệu trưởng);
  • Bản sao văn bằng chuyên môn, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét (được cơ quan có thẩm quyền chứng thực);
  • Bản sao Quyết định nâng bậc lương gần nhất.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Căn cứ Kế hoạch tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, Sở Nội vụ thông báo cho các Sở, ban, ngành để thông báo cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc và viên chức đủ điều kiện dự thi thăng hạn viên chức.

- Bước 2: Đơn vị sự nghiệp công lập lập danh sách và hồ sơ viên chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện kèm theo báo cáo danh mục vị trí việc làm và cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; báo cáo thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức hiện có của đơn vị gửi đến Sở, ban, ngành quản lý trực tiếp.

- Bước 3: Căn cứ thời hạn thông báo, Sở, ban, ngành có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ và danh sách đủ điều kiện thi thăng hạng gửi Sở Nội vụ.

- Bước 4:

  • Sau khi nhận hồ sơ do Sở, ban, ngành gửi Sở Nội vụ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập Hội đồng thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức (gọi là Hội đồng) và quyết định danh sách có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham dự kỳ thi thăng hạng.
  • Trường hợp không đủ điều kiện dự thi thăng hạng, Sở Nội vụ có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gửi Sở, ban, ngành đã đề nghị thi thăng hạng để có thông tin cho viên chức biết.
  • Việc tổ chức thi thăng hạng viên chức được thực hiện theo Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

- Bước 5: Thông báo kết quả kỳ thi thăng hạng

  • Ngay sau khi có kết quả điểm thi của viên chức dự thi thăng hạng, Hội đồng có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân Thành phố.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo điểm thi, người dự thi có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả bài thi đến Hội đồng. trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo Hội đồng có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.

- Bước 6: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định kết quả kỳ thi thăng hạng và danh sách người trúng tuyển, thông báo cho Sở, ban ngành có viên chức tham dự kỳ thi.

- Bước 7: Tổ chức thi, chấm thi và công bố kết quả.

- Bước 8: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo điểm thi, người dự thi có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả bài thi đến Hội đồng. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo Hội đồng có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.

- Bước 9: Chủ tịch Ủy ban nhân Thành phố ra quyết định công nhận kết quả thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Thời gian giải quyết

- Theo Kế hoạch tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

- Trước ngày thi ít nhất 15 (mười lăm) ngày, Hội đồng gửi thông báo triệu tập thí sinh dự thi, thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn thi (nếu có) và địa điểm tổ chức thi cho các thí sinh có đủ điều kiện dự thi.

- Trước ngày thi 01 (một) ngày, Hội đồng niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng thi, sơ đồ vị trí các phòng thi, nội quy thi, hình thức thi, thời gian thi đối với từng môn thi tại địa điểm tổ chức thi.

- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có thông báo điểm thi, người dự thi có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả bài thi đến Hội đồng. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo Hội đồng có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.

Lệ phí

Dưới 100 thí sinh: 700.000 đồng/thí sinh/lần dự thi; - Từ 100 đến dưới 500 thí sinh: 600.000 đồng/thí sinh/lần dự thi; - Từ 500 thí sinh trở lên: 500.000 đồng/thí sinh/lần dự thi.

Đánh giá bài viết
1 17.692
Sắp xếp theo

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm