Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thực hành: Bài tập tình huống về Thu, chi trong gia đình

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6: Thực hành: Bài tập tình huống về Thu, chi trong gia đình được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập môn Công nghệ 6 hiệu quả hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

I/ Xác định thu nhập của gia đình

a) Gia đình em có 6 người, sống ở thành phố.

Ông nội công tác tại một cơ quan Nhà nước có mức lương tháng là 900.000đ, bà nội đã nghỉ hưu với mức lương 350.000đ một tháng.

Bố là công nhân ở một nhà máy với mức lương tháng là 1.000.000đ, mẹ là giáo viên có mức lương tháng là 800.000đ, chị gái học ở trường Trung học phổ thông và em học lớp 6.

Em hãy tính tổng thu nhập của gia đình trong một tháng.

Lời giải:

Tổng thu nhập của gia đình em trong một tháng:

T = Lương ông nội + lương bà nội + lương bố + lương mẹ.

= 900.000 + 350.000 + 1.000.000 + 800.000 (đồng)

= 3.050.000 đồng.

b) Gia đình em có 4 người, sống ở nông thôn, lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Một năm thu hoạch được 5 tấn thóc. Phần thóc để ăn là 1,5 tấn, số còn lại đem ra chợ bán với giá 2.000đ/1kg.

Tiền bán rau quả và các sản phẩm khác là 1.000.000 đồng.

Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm.

Lời giải:

Số thóc đem bán = 5 – 1,5 = 3,5 (tấn) = 3.500 (kg).

→ Số tiền bán thóc là: 3.500 * 2.000 = 7.000.000 (đồng).

Tổng thu nhập của gia đình em trong một năm là:

T = tiền bán thóc + tiền bán sản phẩm khác

= 7.000.000 + 1.000.000 = 8.000.000 đồng.

c) Gia đình em có 6 người, sống ở nông thôn, sống ở miền trung du Bắc Bộ, lao động chủ yếu là trồng cây công nghiệp (chè, thuốc lá), trồng rừng, làm nương,… Ngoài ra còn trồng rau và chăn nuôi gà, lợn. Mỗi năm có thu nhập như sau:

- Tiền bán chè: 10.000.000 đồng

- Tiền bán lá cây thuốc lá: 1.000.000 đồng

- Tiền bán củi: 200.000 đồng

- Tiền bán các sản phẩm khác: 1.800.000 đồng

Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm

Lời giải:

Tổng thu nhập của gia đình em trong một năm là:

T = Tiền bán chè + Tiền bán lá cây thuốc lá + Tiền bán củi + Tiền bán các sản phẩm khác.

→ T = 10.000.000 + 1.000.000 +200.000 + 1.800.000 = 13.000.000 đồng.

II/ Xác định mức chi tiêu của gia đình

Với mức thu nhập đã tính ở mục I, hãy ước tính mức chi tiêu từng khoản của gia đình em trong 1 tháng hoặc 1 năm.

- Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, thịt; mua quần áo, giày dép; trả tiền điện, điện thoại, nước; mua đồ dùng gia đình.

- Chi cho học tập: Mua sách vở, trả học phí, mua báo, tạp chí,…

- Chi cho việc đi lại: Tàu xe, xăng.

- Chi khác:

- Tiết kiệm:

Lời giải:

a) Tổng thu nhập trong một tháng: 3.050.000 đồng.

- Chi cho ăn mặc ở: 1.000.000 đồng.

- Chi cho học tập: 500.000 đồng.

- Chi cho việc đi lại: 500.000 đồng.

- Chi khác: 550.000 đồng.

- Tiết kiệm: 500.000 đồng.

b) Tổng thu nhập trong một năm: 7.000.000 đồng.

- Chi cho ăn mặc ở: 2.000.000 đồng.

- Chi cho học tập: 1.000.000 đồng.

- Chi cho việc đi lại: 1.000.000 đồng.

- Chi khác: 1.000.000 đồng.

- Tiết kiệm: 2.000.000 đồng.

c) Tổng thu nhập trong một năm: 13.000.000 đồng.

- Chi cho ăn mặc ở: 5.000.000 đồng.

- Chi cho học tập: 3.000.000 đồng.

- Chi cho việc đi lại: 2.000.000 đồng.

- Chi khác: 1.000.000 đồng.

- Tiết kiệm: 2.000.000 đồng.

III/ Cân đối thu chi trong gia đình

a) Gia đình em có 4 người, mức thu nhập hàng tháng là 2.000.000 đồng (ở thành phố) và 800.000 đồng (ở nông thôn). Em tính mức chi tiêu cho các thu nhập cần thiết sao cho mỗi tháng có thể tiết kiệm được ít nhất được 100.000 đồng.

Lời giải:

1/ Ở thành phố:

- Chi cho ăn mặc ở: 700.000 đồng.

- Chi cho học tập: 500.000 đồng.

- Chi cho việc đi lại: 300.000 đồng.

- Chi khác: 300.000 đồng.

- Tiết kiệm: 200.000 đồng.

2/ Ở nông thôn:

- Chi cho ăn mặc ở: 250.000 đồng.

- Chi cho học tập: 150.000 đồng.

- Chi cho việc đi lại: 100.000 đồng.

- Chi khác: 100.000 đồng.

- Tiết kiệm: 100.000 đồng.

b) Mỗi ngày bố mẹ cho em 1.500 đồng để ăn sáng. Em thường mua quà sáng 1.000 đồng/ngày. Số tiền còn lại em mua truyện và quà tặng bạn nhân ngày sinh nhật. Em có để dành được tiền không?

Lời giải:

Không vì số tiền còn lại em mua truyện và quà sinh nhật hết rồi!

c) Em tham gia kế hoạch nhỏ như: nuôi gà, trồng rau và hoa ở vườn, gom sách báo cũ… để bán lấy tiền và tiền mừng tuổi Tết…

Tổng số tiền mỗi năm em có khoảng 200.000 đồng.

Em sử dụng khoản tiền đó như thế nào?

Em để dành được bao nhiêu?

Lời giải:

* Em có thể sử dụng khoản tiền đó như sau:

- Mua truyện: 30.000 đồng.

- Ăn quà vặt: 20.000 đồng.

- Mua quà tặng bạn: 20.000 đồng.

- Mua sách vở, đồ dùng học tập: 30.000 đồng.

- Đầu tư kinh doanh nhỏ: 50.000 đồng.

* Em để dành được: 50.000 đồng.

--------------------------------------------------------------

Với nội dung bài Thực hành: Bài tập tình huống về Thu, chi trong gia đình trên đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững về các bài tập thu chi trong gia đình...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 6: Thực hành: Bài tập tình huống về Thu, chi trong gia đình. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh một số tài liệu tham khảo như: Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6, Giải Vở bài tập Công nghệ 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 418
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Công nghệ 6

    Xem thêm