Thuế môn bài Tiếng Anh là gì? Hướng dẫn cơ bản nhất

Thuế môn bài Tiếng Anh là gì? Đây là câu hỏi dạo gần đây rất thường gặp. Những bạn sinh viên mới ra trường, khi làm thuế cho các doanh nghiệp thường bỡ ngỡ với thuật ngữ ngày. Chính vì thế hôm nay VnDoc.com sẽ đưa ra một vài ví dụ về thuế môn bài cho các bạn dễ hiểu.

Thuế môn bài Tiếng Anh là gì?

Thuật ngữ Tiếng Việt: Thế môn bài

Thuật ngữ Tiếng Anh:

Licence tax (n)

Occupational tax (n)

Excise (n)

Cả Licence tax, Cccupational tax và Excise đều có nghĩa là thuế môn bài, những người Việt chúng ta lại thường hay sử dụng Licence tax nhất, có lẽ nó dễ nhớ cũng như dịch sát nghĩa nhất.

Thuế môn bài

Hướng dẫn thủ tục thuế môn bài

Thuế môn bài là loại thuế trực thu phải nộp mỗi năm cho việc kinh doanh tại Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi muốn cung cấp một vài thông tin liên quan đến việc kê khai và nộp thuế môn bài theo quy định về quản lý thuế (Thông tư 156/2013/TT-BTC).

Khai thuế môn bài

Khai thuế môn bài là loại khai thuế để nộp cho hàng năm, được thực hiện như sau:

Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với người nộp thuế đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp thuế môn bài thì không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm tiếp theo nếu không thay đổi các yếu tố làm thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp.

Trường hợp người nộp thuế có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi.

Hồ sơ khai thuế môn bài là Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BCTC.

Nộp thuế môn bài:

Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm phát sinh nghĩa vụ thuế.

Căn cứ để tính thuế môn bài đối với Doanh nghiệp là số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh và được xác định theo mức như sau:

Bậc Thuế

Vốn Đăng ký

Mức thuế Môn bài

cả năm

Bậc 1

Trên 10 tỷ

3.000.000

Bậc 2

Từ 5 tỷ đến 10 tỷ

2.000.000

Bậc 3

Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ

1.500.000

Bậc 4

Dưới 2 tỷ

1.000.000

Lưu ý:

Người nộp thuế mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 06 tháng đầu năm thì thực hiện kê khai, nộp thuế môn bài cả năm.

Người nộp thuế mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 06 tháng cuối năm (Tức là từ ngày 1 tháng 7 trở đi) thì thực hiện kê khai, nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.

Người nộp thuế có thực tế kinh doanh nhưng không kê khai đăng ký thuế và mã số thuế thì phải nộp mức thuế môn bài cả năm không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

Mức thuế môn bài với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:

Căn cứ để tính thuế môn bài đối với kinh doanh, cá nhân kinh doanh là thu nhập hàng tháng và được xác định theo mức như sau:

Bậc thuế

Thu nhập hàng tháng

Mức thuế

1

Trên 1.5 triệu

1.000.000

2

Trên 1 triệu đến 1.5 triệu

750.000

3

Trên 750.000 đến 1 triệu

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

300.000 hoặc thấp hơn

50.000

Riêng đối với các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thì có biến động lớn về tình hình kinh doanh hoặc là mới bắt đầu kinh doanh trong năm thì Cục Thuế căn cứ theo quy định về thuế môn bài và những tình hình thực tế địa phương để có thể xác định bậc môn bài sao cho phù hợp với đối tượng.

Một số thuật toán liên quan tới Thuế trong ngành Kế toán

Các thuật ngữ này bắt buộc một người kế toán phải biết:

STT

Thuật ngữ

1

Export/ Import tax /’ekspɔ:t/ ‘impɔ:t tæks/: Thuế xuất, nhập khẩu

2

Sales tax /seils tæks/ ( hoặc VAT value added tax): Thuế giá trị gia tăng

3

Direct tax /di’rekt tæks/: Thuế trực thu

4

Excess profits tax /ik’ses profit tæks/: Thuế siêu lợi nhuận

5

Capital transfer tax /’kæpitl ‘trænsfə: tæks/: Thuế chuyển nhượng vốn

6

Tax inspector /tæks in’spektə/: Thanh tra thuế

7

Licence tax /’laisəns tæks/: Thuế môn bài

8

Registration tax /,redʤis’treiʃn tæks/: Thuế trước bạ

9

Corporate income tax /’kɔ:pərit ‘inkəm tæks/: Thuế thu nhập doanh nghiệp

10

Tax abatement /tæks ə’beitmənt/: Sự khấu trừ thuế

11

Tax adjustment /tæks ə’dʤʌstmənt/: Sự điều chỉnh thuế

12

Indirect tax /,indi’rekt tæks/: Thuế gián thu

13

Output sales tax /’autput seils tæks/: Thuế gias trị gia tăng đầu ra

14

Register of tax //’redʤistə əv tæks/: Sổ thuế

15

Input sales tax /’input seils tæks/: Thuế giá trị gia tăng đầu vào

16

Tax evasion /tæks i’veiʤn/: Sự trốn thuế

17

Tax avoidance /tæks ə’vɔidəns/: Trốn thuế ( một cách hợp pháp)

18

Excise/ luxury tax /ek’saiz/’lʌkʃəri tæks/: Thuế đánh vào hàng hóa xa xỉ, hay thuế tiêu thụ đặc biệt

19

Lift a tax /lift ə tæks/: Bãi bỏ thuế

21

Tax exemption /tæks ig’zempʃn/: Sự miễn thuế

22

Tax allowance /tæks ə’lauəns/: Trợ cấp thuế

23

Tax cut /tæks: Giảm thuế

24

Levy a tax/ impose a tax /’levi ə tæks/ im’pouz ə tæks/: Đánh thuế

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục hỏi đáp thắc mắc trong mục tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
1 203
Sắp xếp theo

    Tài liệu Văn hóa và Giải trí

    Xem thêm