Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?

Tỉa chân nhang vào ngày nào?

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo, tỉa vào ngày nào tốt? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?

Người Việt quan niệm, bát hương là cầu nối thể hiện tấm lòng, sự tưởng nhớ của con cháu với các vị thần linh và gia tiên.

Chính vì thế, các gia chủ thường rất chăm chút cho bát hương của gia đình.

Mỗi năm, các gia đình sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng và tỉa chân nhang vào dịp ngày 23 tháng Chạp (tức ngày ông Công ông Táo).

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo.

Đại đa số thì cho rằng, nên dọn bát hương, tỉa chân nhang sau ngày 23 tháng Chạp. Số khác lại cho rằng sang tháng Chạp là gia chủ có thể tiến hành tỉa chân nhang, sau rằm tháng Chạp là tốt nhất.

Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định tỉa chân nhang trước hay sau ngày ông Công ông Táo là đúng. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình đều tiến hành tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ sau ngày ông Công ông Táo.

Tỉa chân nhang cần lưu ý những gì?

Khi tiến hành bao sái ban thờ, tỉa chân nhang, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh phạm:

- Bát hương là vị trí phải an vị, tĩnh tại, không được xê dịch. Vì thế, trong trường hợp bắt buộc phải xê dịch, gia chủ phải tiến hành làm lễ xin xê dịch và sau đó xin an vị.

- Khi tỉa chân nhang, một tay gia chủ phải giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút từng chân nhang ra khỏi bát hương. Nếu gia chủ là nam nhân thì để lại 7 - 17 - 27 hoặc 37 chân nhang. Nếu gia chủ là nữ nhân thì để lại 9 - 19 - 29 hoặc 39 chân nhang.

- Chân hương sau khi rút phải mang đi hóa thành tro rồi vùi vào gốc cây. Nếu có thể, hãy đem vùi vào gốc cây chuối. Tuyệt đối không đem vứt chân hương vào thùng rác hoặc những nơi ô uế.

- Sau khi tút chân hương xong, hãy lau chùi bát hương cùng bàn thờ thật sạch sẽ bằng nước thơm có 5 mùi hương là: Lá bưởi, lá hương nhu, bồ kết...

- Khi hoàn tất việc tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ, gia chủ hãy thắp mỗi bát hương một nén hương. Nếu có điều kiện, hãy sắm một chút lễ vật để dâng cúng thần linh, gia tiên.

- Khi xin bao sái ban thờ, gia chủ có thể khấn nôm hoặc khấn theo bài khấn dưới đây:

“Tín chủ tên là…, vì chưa chu đáo nên để bàn thờ bị bụi, bị rác, xin thành tâm sám hối và kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…) cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ".

- Dùng khăn sạch để lau ban thờ, bát hương và các đồ thờ cúng khác.

- Không để bát hương, đồ thờ cúng gần nơi ô uế, mất vệ sinh.

- Tránh để bát hương, đồ thờ cúng va chạm hoặc nứt vỡ bởi đây là điều tối kị.

- Trường hợp muốn thay tro bát hương, gia chủ phải chuẩn bị từ trước đó. Nên dùng rơm nếp tươi nhặt sạch rồi phơi cẩn thận và cất đi. Dịp cuối năm bao sái ban thờ đem đốt lấy tro rồi thay.

Nếu không tiện thì gia chủ có thể mua tro tại các cửa hàng bán đồ thờ cúng.

Quá trình thay tro bát hương nên lấy một mảnh vải sạch trải trên bàn rồi nhấc bát hương ra, đổ hết chân hương cùng tro ra giấy rồi tiến hành bao sái.

Tỉa chân nhang như thế nào mới đúng phong thủy?

- Thắp 3 nén hương thành kính, xin khấn gia thần và tổ tiên cho phép được rút tỉa chân nhang, bao sái ban thờ. Khi nào nhang cháy hết thì bắt đầu công việc rút tỉa và lau dọn.

- Một tay giữ bát hương yên vị, tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân nhang đến khi còn lại 1 hoặc 3 chân hương. Thông thường, mọi người hay để 3 chân nhang còn lại trong bát hương (tượng trưng cho Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa). Chân hương khi tỉa xong để gọn lên một tờ giấy sạch.

- Dùng khăn sạch vò bằng nước ấm để lau xung quanh bát hương. Nhưng chu đáo hơn thì dùng nước ngũ vị hương hoặc rượu gừng pha loãng để tẩy uế cho bát hương. Nước ngũ vị hương có bán sẵn ngoài chợ hoặc bạn có thể mua gói khô về đun lọc lấy nước. Rượu gừng thông thường ngâm thành hũ để dùng lau dọn bàn thờ cả năm. Rượu gừng pha với nước ấm, không dùng rượu gừng trực tiếp.

- Lau sạch bát hương trước, sau đó mới đến đồ thờ. Chân nhang đã tỉa xong mang hóa thành tro rồi đổ vào gốc cây hoặc ao hồ nước sạch. Không bỏ tro vào thùng rác hoặc nơi ô uế, bẩn thỉu.

Văn khấn tỉa chân nhang chuẩn phong tục

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ ... (họ nhà bạn là gì) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu)

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp...hoặc ngày nào đó....), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng khang trang, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ ..., chấp thuận.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Ngoài việc bao sái bát hương, dọn dẹp lại ban thờ thì còn rất nhiều công việc khác cần chuẩn bị cho ngày tết nữa. Mời các bạn cùng xem thêm nhiều chủ đề khác về Tết âm lịch trên chuyên mục Tết nguyên đán của VnDoc để nắm được đầy đủ các thông tin cần biết về Tết nhé.

Trước khi cúng ông Công ông Táo, các gia đình thường sẽ tỉa chân nhang, bao sái bát hương. Để không phạm tâm linh. Để chuẩn bị cho lễ cúng ông công ông táo, các bạn tham khảo cách cúng và các phong tục và những điều cần lưu ý sau đây:

Đánh giá bài viết
1 6.007
Sắp xếp theo

Tết Nguyên Đán 2024

Xem thêm