Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà thơ Nguyễn Khuyến

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp văn học và cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Khuyến để tìm hiểu và tham khảo giúp các em học sinh lớp 11 hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Tiểu sử cuộc đời nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nhà thơ Nguyễn Khuyến sinh ngày 15-2-1835 tại Tỉnh Hà Nam, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Thái Nguyên, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Bảo Bình, cầm tinh con (giáp) dê (Ất Mùi 1835). Nguyễn Khuyến xếp hạng nổi tiếng thứ 47095 trên thế giới và thứ 215 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến có tên là Nguyễn Văn Thắng, tự Miễn Chi, hiệu Quế Sơn. Ông là một nhà thơ nổi tiếng với các tác phẩm viết theo thể thơ Nôm thất ngôn bát cú đến Đường luật.

Thuở nhỏ, ông theo học ở trường Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, ham học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân trường Hà Nội.

Năm 1865, ông trượt thi Hội nên ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, nhằm tự nhủ phải luôn cố gắng hơn nữa.

Năm 1871, ông thi đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp).

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, sau đó được thăng lên làm Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, Nguyễn Khuyến được thăng chức lên làm Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến qua đời ngày 05/02/1909, hưởng thọ 75 tuổi.

Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

Sự nghiệp văn chương của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn cuối cùng của thời trung đại. Ông được mệnh danh là nhà thơ của dân tình và làng cảnh Việt Nam. Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.

Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là ở mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.

Trong sự nghiệp thơ ca, nhà thơ Nguyễn Khuyến có nhiều sáng tác mang tính trào phúng, nhưng đa số là trữ tình. Thơ ông xoay quanh các vấn đề chính như: về con người quê hương, kích bọn người xấu trong chiến tranh, nửa thực dân, nửa phong kiến đồng thơi bộc bạch tâm sự của mình.

Tác phẩm "Quế sơn thi tập" gồm 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ nôm với nhiều thể thơ khác nhau, được xem là một tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Một số tác phẩm khác của nhà thơ Nguyễn Khuyến như: Yên Đổ thi tập, Cẩm Ngữ, Bách Liêu thi văn tập, "Bạn đến chơi nhà"... đặc biệt là ba bài thơ về mùa thu là Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến:

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Lối viết thơ văn sáng tạo, ngôn ngữ giàu màu sắc, dòng thơ gợi cảm, mỹ lệ, giàu cảm xúc với thiên nhiên, con người và quê hương.

Trong thơ chữ nôm, tác giả vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thi nhân có sáng tác thơ chữ Hán nhưng hầu hết là thơ trữ tình. Cả hai lĩnh vực Nguyễn Khuyến đều mang về những thành công và tạo nên giá trị cho nền văn học Việt Nam.

Phong cách trong nội dung thơ của Nguyễn Khuyến:

Chủ đề thơ văn của ông thường là tấm lòng yêu nước thiết tha sâu nặng. Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Khuyến gắn liền với tư tưởng trung quân. Sự quan tâm lo lắng cho đất nước được thể hiện qua nỗi đau khi nhà thơ không làm được gì để thay đổi thời cuộc. Nhà thơ có thái độ phản kháng đối với xã hội thực dân nửa phong kiến. Hơn nữa, Nguyễn Khuyến còn là nhà thơ của nông thôn nên ông viết về nông thôn bằng tất cả tình cảm thân thuộc quyến luyến. Có thể nói, trái tim ông đã rung lên cùng một nhịp với người lao động. Ông đã sống với tâm trạng của họ, vui với cái vui của họ, buồn với nỗi buồn của họ và mơ ước cái họ từng ước mơ. Vì vậy ông có những vần thơ xuất phát từ tình cảm chân thành của mình, thể hiện luôn gắn bó với người nông dân.

Phong cách trong nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Khuyến:

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú không những trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả. Ông có khả năng khai thác diễn tả của từ ghép rất độc đáo, ví dụ như: Thấp le te, đóm lập loè, tẻo teo, ve ve, tênh nghếch, làng nhàng, khoẻ khoe,… Ông tiếp tục truyền thống học tập ca dao, tục ngữ của những nhà thơ Nôm các thế kể trước, nhưng ông có lối sáng tạo riêng.

Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng hóm hỉnh, nhiều cung bậc. Trào phúng của Nguyễn Khuyến có nét riêng không giống như Hồ Xuân Hương hay Tú Xương, ngoài ra ông cũng có biệt tài chơi chữ rất tài tình.

Bên cạnh đó, Nguyễn Khuyến rất thành công trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. Thơ du vịnh và thơ bốn mùa không chỉ tả cảnh mà còn miêu tả tâm trạng của nhà thơ. Ngôn ngữ tả cảnh rất chính xác, cách chọn chữ dùng từ thích hợp, từ ngữ thường lấp láy giảu nhạc điệu, có khả năng gợi tả cao. Ông sử dụng vốn ngôn ngữ bình dân nhưng không hề rơi vào sự thông tục hoá, cảnh nào cũng được vẽ, được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật.

Hình ảnh ông sử dụng thường đơn sơ, khêu gợi thể hiện qua những chi tiết thật bình dị, sống động. Nó có giá trị nâng các câu thơ làm tăng sức biểu cảm. Hình ảnh Hoa nở, trăng trôi, chiếc thuyền thấp thoáng, bé tẻo teo, ngõ trúc quanh co, thấp le te, đóm lập loè,… đầy sức sống.

Thơ của ông có sự kết hợp hài hoà giữa âm thanh và màu sắc gợi cảm giác vừa xem tranh thuỷ mặc vừa nghe thơ Đường. Có thể nói rằng, Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh, nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những cảnh, người, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến đã có những cống hiến quan trọng làm cho ngôn ngữ đi sát với đời sống và ông đã thành công trong việc chuyển cái tinh tuý của đời thường thành thơ.

Ghi nhớ Nhà thơ Nguyễn Khuyến

Để tưởng nhớ đến ông, nhà nước Việt Nam đã lấy tên ông đặt tên cho một số con đường như:

Đường Nguyễn Khuyến, Quận Đống Đa, Hà Nội

Đường Nguyễn Khuyến, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội

Đường Nguyễn Khuyến, Phường 12, Bình Thạnh, Hồ chí minh

Tên của ông được đặt tên cho một số trường học tại Việt Nam như:

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN. Địa chỉ: 136, đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp.HCM

Trường THPT Nguyễn Khuyến - TP.Nam Định

Trường THPT Nguyễn Khuyến : Địa chỉ: Đường Nguyễn Khuyến, KP5, phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến - Cơ sở Bình Dương...

Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Mùa thu luôn mang trong mình vẻ đẹ riêng làm xao xuyến bao trái tim con người. Viết về mùa thu có rất nhiều tác giả thành công, một trong số đó ta không thể không nhắc đến nhà thơ Nguyễn Khuyến với bài thơ Câu cá mùa thu. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao "trong veo" toả hơi thu "lạnh lẽo". Sương khói mùa thu như bao trùm cảnh vật. Nước ao thu đã trong lại trong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên"lạnh lẽo". Trên mặt nước hiện lên thấp thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ -"bé tẻo teo". Cái ao và chiếc thuyền câu là hình ảnh trung tâm của bài thơ, cũng là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu của quê nhà. Bên cạnh đó, màu "biếc" của sóng hoà hợp với sắc "vàng" của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Trời thu không mây, mà xanh ngắt một màu thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Thế rồi, ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê vắng lặng, mọi con đường quanh co, hun hút, không một bóng người qua lại, cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong giấc mộng mùa thu. "Tựa gối ôm cần" là tư thế của người câu cá cũng là một tâm thế nhàn của nhà thơ đã thoát vòng danh lợi. Cái âm thanh "cá đâu đớp động", nhất là từ "đâu" gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Âm thanh tiếng cá "đớp động dưới chân bèo" đã làm nổi bật khung cảnh tịch mịch của chiếc ao thu.. Cảnh vật ao thu, trời thu êm đềm, vắng lặng như chính nỗi lòng của nhà thơ - buồn cô đơn và trống vắng. Cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người. Thiên nhiên đối với Nguyễn Khuyến như một bầu bạn tri kỉ. Ông đã trang trải tình cảm, gửi gắm tâm hồn, tìm lời an ủi ở thiên nhiên. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, những nét vẽ xa gần, tinh tế gợi cảm. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn là một trong những kiệt tác tiêu biểu viết về mùa thu gây ấn tượng mạnh mẽ với nhiều thế hệ bạn đọc.

----------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Đánh giá bài viết
15 33.203
Sắp xếp theo

    Tiểu sử nhân vật

    Xem thêm