Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng.

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao

Tóm tắt lý lịch Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28-2-1939 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Song Ngư, cầm tinh con (giáp) mèo (Kỷ Mão 1939). Trịnh Công Sơn xếp hạng nổi tiếng thứ 1289 trên thế giới và thứ 13 trong danh sách Nhạc sĩ nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1939 vào khoảng 19,6 triệu người.

Tiểu sử Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được xem là một nhạc sĩ lớn, nổi tiếng bậc nhất trong nền tân nhạc Việt Nam. Hiện nay, vẫn chưa có con số chính xác về số lương tác phẩm của ông, nhưng có điều chắc chắn rằng, ông đã sáng tác không dưới 600 ca khúc. Các nhạc phẩm của ông đều được người nghe nhạc rất yêu thích.

Thành tích:

  • Ca khúc trong phim "Tội lỗi cuối cùng" đã đoạt Giải thưởng cho Bài hát hay nhất
  • Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em ở nông trường, em ra biên giới"
  • Năm 1997, ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin trả nợ người", "Sóng về đâu", "Em đi bỏ lại con đường"
  • Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới vì "lý tưởng hòa bình mà ông đã đấu tranh không mệt mỏi cho nhân loại"năm 2004.
  • Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai mươi mùa nắng lạ".
  • Năm 1972, Ca khúc "Ngủ đi con" qua tiếng hát của Khánh Ly đã phát hành trên 2 triệu đĩa. Ca khúc cũng đã mang lại giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản. Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ hai các nhạc phẩm của ông, cũng vào năm này ca khúc "Ngủ đi con" trở thành 1 hit ở Nhật Bản.
  • Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách khoa Pháp Les Million.
  • Tên của ông đã được đặt cho một con đường ở ven sông Hương thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế.

Những tác phẩm tiêu biểu

1. Cát Bụi

2. Biển Nghìn Thu Ở Lại

3. Nắng Thủy Tinh

4. Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ

5. Thuở Bống Là Người

6. Lặng Lẽ Nơi Này

7. Ngẫu Nhiên

8. Như Cánh Vạc Bay

9. Ru Tình

10. Ru Ta Ngậm Ngùi

11. Rừng Xưa Đã Khép

12. Đóa Hoa Vô Thường

13. Tuổi Đá Buồn

14. Một Ngày Như Mọi Ngày

15. Phôi Pha

16. Tôi Ru Em Ngủ

17. Hạ Trắng

18. Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên

19. Để Gió Cuốn Đi

20. Cho Đời Chút Ơn

21. Cát Bụi Tình Xa

22. Hoa Vàng Mấy Độ

23. Diễm Xưa

24. Ru Đời Đi Nhé

25. Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng

26. Một Cỗi Đi Về

Trịnh Công Sơn thời trẻ

Năm 1957, ông bị thương ở ngực khi đang tập judo với người em trai. Trong hai năm nằm trên giường bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học, tìm hiểu dân ca.

Năm 1961, ông theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông về dạy học ở trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và ông đã phải sống 4 năm trong trại Học tập cải tạo.

Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ đầu thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, lúc đầu một số sáng tác ông gởi qua cho Khánh Ly và chỉ phát hành tại hải ngoại. Khi bắt đầu được phép lưu hành nhạc trong nước, ông có viết một số bài có nội dung ca ngợi những chủ trương của chế độ mới như Thành phố mùa xuân, Ngọn lửa Maxcova, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ... Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị.

Năm 1971, Trịnh Công Sơn được mời đóng vai chính trong phim "Đất khổ". Phim chỉ được chiếu 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do "có tính phản chiến".

Đánh giá bài viết
3 4.612
Sắp xếp theo

Tiểu sử nhân vật

Xem thêm