Địa lý 12 bài 17: Lao động và việc làm

Lý thuyết Địa lý 12 bài 17: Lao động và việc làm được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 17

1. Nguồn lao động

a. Mặt mạnh:

  • Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 151,2% dân số (năm 2005).
  • Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu lao động.
  • Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
  • Chất lượng lao động ngày càng nâng lên.

b. Hạn chế:

  • Nhiều lao động chưa qua đào tạo
  • Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.

2. Cơ cấu lao động

a. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế:

  • Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất.
  • Xu hướng: giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm.

b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:

  • Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước.
  • Tỉ trọng lao động khu vực 1 ngoài Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng.

c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn:

  • Phần lớn lao động ở nông thôn.
  • Tỉ trọng lao động nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng.
  • Hạn chế.
    • Năng suất lao động thấp.
    • Phần lớn lao động có thu nhập thấp.
    • Phúc lợi lao động xã hội còn chậm chuyển biến.
    • Chưa sử dụng hết thời gian lao động.

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm

a. Vấn đề việc làm:

  • Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn.
  • Năm 2005, cả nước có 2,1% lao động thất nghiệp và 8,1% thiếu việc làm, ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, mỗi năm nước ta giải quyết gần 1 triệu việc làm.

b. Hướng giải quyết việc làm:

  • Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
  • Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
  • Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất và dịch vụ.
  • Tăng cường hợp tác, liên kết thu hút vốn đầu tư, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
  • Mở rộng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
  • Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 17

Câu 1. Vùng nào có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn nhất ở nước ta?

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  2. Đồng bằng sông Hồng.
  3. Tây Nguyên.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Khu vực nào có tỉ trọng giảm liên tục trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta?

  1. Nông, lâm nghiệp.
  2. Thủy sản.
  3. Công nghiệp.
  4. Xây dựng.

Câu 3. Lao động phổ thông tập trung quá đông ở khu vực thành thị sẽ

  1. Có điều kiện để phát triển các ngành công nghệ cao.
  2. Khó bố trí, sắp xếp và giải quyết việc làm.
  3. Có điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ.
  4. Giải quyết được nhu cầu việc làm ở các đô thị lớn.

Câu 4. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì lực lượng lao động trong các khu vực kinh tế ở nước ta sẽ chuyển dịch theo hướng nào?

  1. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng.
  2. Giảm dần tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ và công nghiệp.
  3. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
  4. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Câu 5. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng

  1. Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp- xây dựng.
  2. Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm- ngư nghiệp.
  3. Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài Nhà nước.
  4. Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của lao động nước ta?

  1. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
  2. Đội ngũ công nhân kĩ thuật còn thiếu nhiều.
  3. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
  4. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.

Câu 7. Đối với trung du, miền núi việc phân bố nguồn lao động như hiện nay sẽ dẫn đến điều gì?

  1. Có quá nhiều lao động có trình độ cao.
  2. Gây khó khăn trong giải quyết việc làm.
  3. Không khai thác hết tiềm năng của vùng.
  4. Tạo thuận lợi để phát triển các ngành công nghệ cao.

Câu 8. Lao động có chuyên môn kĩ thuật ở nước ta chủ yếu tập trung ở đâu?

  1. Các vùng đô thị.
  2. Ven biển.
  3. Nông thôn.
  4. Trung du miền núi.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chủ yếu của nguồn lao động nước ta?

  1. Tính kỉ luật của người lao động rất cao.
  2. Chất lượng ngày càng được nâng lên.
  3. Có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
  4. Lực lượng lao động trình độ cao còn ít.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng về việc làm ở nước ta hiện nay?

  1. Là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn hiện nay.
  2. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn.
  3. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn gay gắt.
  4. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn thành thị.

Câu 11. Biện pháp nào sau đây không góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta?

  1. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
  2. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
  3. Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.
  4. Phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.

Câu 12. Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực

  1. Công nghiệp.
  2. Thương mại.
  3. Du lịch.
  4. Nông nghiệp.

Câu 13. Vì sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?

  1. Số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới.
  2. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
  3. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.
  4. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.

Câu 14. Nguyên nhân nào dẫn đến phân công lao động xã hội của nước ta chậm chuyển biến?

  1. Năng suất lao động thấp, quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết.
  2. Còn lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng.
  3. Cơ chế quản lí còn bất cập.
  4. Người dân không chấp hành quy định.

Câu 15. Nguyên nhân nào khiến lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng về tỉ trọng?

  1. Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.
  2. Nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa.
  3. Luật đầu tư thông thoáng.
  4. Sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước.

Câu 16. Lao động trình độ cao tập trung nhiều ở đồng bằng và các thành phố lớn gây trở ngại gì?

  1. Khó khai thác tài nguyên.
  2. Khó sắp xếp, giải quyết việc làm.
  3. Cạnh tranh lao động giữa các khu vực kinh tế.
  4. Xuất khẩu lao động hạn chế.

Câu 17. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu lao động của nước ta hiện nay?

  1. Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện.
  2. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.
  3. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh.
  4. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 18. Năng suất lao động xã hội của nước ta còn thấp, chủ yếu nhất là do

  1. Trình độ lao động chưa cao.
  2. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
  3. Cơ cấu kinh tế chậm thay đổi.
  4. Phân bố lao động không đều.

Câu 19. Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

  1. Giáo dục, văn hóa và y tế phát triển.
  2. Nhiều dân tộc, lao động dồi dào.
  3. Dân số đông, gia tăng còn nhanh.
  4. Các đô thị có nhiều lao động kỹ thuật.

----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 17: Lao động và việc làm. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập và có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Đánh giá bài viết
6 28.069
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí 12

    Xem thêm