Địa lý 12 bài 18: Đô thị hóa

Lý thuyết Địa lý 12 bài 18: Đô thị hóa vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 18

1. Đặc điểm

a. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp

  • Quá trình đô thị hóa chậm:
    • Thế kỉ thứ III trước CN đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa).
    • Năm 2005: tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%.
  • Trình độ đô thị hóa, thấp:
    • Tỉ lệ dân đô thị thấp.
    • Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới.

b. Tỉ lệ dân thành thị tăng

c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

  • Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị.

2. Mạng lưới đô thị

  • Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại.
  • Năm 2007: có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt.

3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội

  • Tích cực:
    • Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    • Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của phương, các vùng.
    • Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    • Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
  • Tiêu cực:
  • Ô nhiễm môi trường
  • An ninh trật tự xã hội,…

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 18

Câu 1. Biểu hiện nào cho thấy trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp?

  1. Cả nước chỉ có 2 đô thị đặc biệt.
  2. Không có một đô thị nào có trên 10 triệu dân.
  3. Dân thành thị mới chiếm có 27% dân số.
  4. Quá trình đô thị hoá không đều giữa các vùng.

Câu 2. Vùng nào có số đô thị nhiều nhất ở nước ta hiện nay?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  3. Đông Nam Bộ.
  4. Duyên hải miền Trung.

Câu 3. Một nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế là

  1. Có quy mô, diện tích và dân số không lớn.
  2. Phân bố tản mạn về không gian địa lí.
  3. Nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.
  4. Phân bố không đồng đều giữa các vùng.

Câu 4. Hiện tượng đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kì

  1. Pháp thuộc.
  2. 1954 - 1975.
  3. 1975 - 1986.
  4. 1986 - nay.

Câu 5. Quá trình đô thị hóa của nước ta giai đoạn 1954 - 1975 có đặc điểm gì?

  1. Phát triển rất mạnh trên cả hai miền.
  2. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
  3. Quá trình đô thị hóa bị chững lại do chiến tranh.
  4. Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại.

Câu 6. Đâu là những đô thị được hình thành ở miền Bắc giai đoạn 1954 - 1975?

  1. Hà Nội, Hải Phòng.
  2. Hải Dương, Thái Bình.
  3. Hải Phòng, Vinh.
  4. Thái Nguyên, Việt Trì.

Câu 7. Tác động chủ yếu của đô thị hóa đến phát triển kinh tế của nước ta là gì?

  1. Tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân.
  2. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.
  3. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  4. Thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Câu 8. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra mạnh nhất ở vùng nào?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Đông Nam Bộ.
  3. Đồng bằng sông Cửu Long.
  4. Tây Nguyên.

Câu 9. Mạng lưới các thành phố, thị xã, thị trấn dày đặc nhất của nước ta tập trung ở vùng nào?

  1. Đông Nam Bộ.
  2. Tây Nguyên.
  3. Đồng bằng sông Hồng.
  4. Duyên hải miền Trung.

Câu 10. Đâu là một trong những phương hướng để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nước ta?

  1. Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
  2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
  3. Nâng cao dân trí và năng lực phát triển.
  4. Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế.

Câu 11. Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra

  1. Khá nhanh, trình độ đô thị hóa cao.
  2. Khá nhanh, tuy nhiên trình độ đô thị hóa còn thấp.
  3. Nhanh hơn quá trình đô thị hóa của thế giới.
  4. Chậm, trình độ đô thị hóa thấp.

Câu 12. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là gì?

  1. Trình độ đô thị hóa thấp.
  2. Tỉ lệ dân thành thị giảm.
  3. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.
  4. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

Câu 13. Các đô thị ở Việt Nam phân bố

  1. Chủ yếu ở vùng đồng bằng.
  2. Chủ yếu ở miền Bắc.
  3. Chủ yếu ở miền Nam.
  4. Tương đối đồng đều trên lãnh thổ.

Câu 14. Số dân thành thị nước ta hiện nay có xu hướng

  1. Giảm nhanh cả về số lượng và tỉ trọng.
  2. Giảm nhanh về số lượng, tỉ trọng ổn định.
  3. Tăng về cả số lượng và tỉ trọng.
  4. Giảm nhanh về tỉ trọng, số lượng tăng chậm.

Câu 15. Dựa vào các tiêu chí chủ yếu như: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp,.. mạng lưới đô thị nước ta được phân thành

  1. 3 loại.
  2. 4 loại.
  3. 5 loại.
  4. 6 loại.

Câu 16. Đặc điểm của đô thị nước ta hiện nay là

  1. Đều có quy mô rất lớn.
  2. Có nhiều loại khác nhau.
  3. Phân bố đồng đều cả nước.
  4. Cơ sở hạ tầng hiện đại.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng với đô thị hóa ở nước ta hiện nay?

  1. Tỉ lệ dân thành thị không thay đổi.
  2. Số đô thị giống nhau ở các vùng.
  3. Số dân ở đô thị nhỏ hơn ở nông thôn.
  4. Trình độ đô thị hóa còn rất thấp.

Câu 18. Số dân thành thị nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

  1. Tác động của hội nhập kinh tế toàn cầu.
  2. Tác động của quá trình công nghiệp hóa.
  3. Ở đô thị có cơ sở hạ tầng ngày càng tốt.
  4. Ở đô thị dễ kiếm việc làm có thu nhập.

----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 18: Đô thị hóa. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Đánh giá bài viết
8 23.157
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí 12

    Xem thêm