Sinh học 12 bài 9: Quy luật Menđen - Quy luật phân li độc lập

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học 12 bài 9: Quy luật Menđen - Quy luật phân li độc lập tổng kết các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 9

I. Thí nghiệm lai 2 tính trạng

1. Thí nghiệm của Menden

* Thí nghiệm lai 2 cây đậu thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng màu sắc hạt và hình dạng hạt.

Bố mẹ thuần chủng: hạt vàng – trơn x hạt xanh – nhăn

Con lai thế hệ thứ nhất: 100% vàng – trơn

Cho F1 tự thụ phấn

Con lai thế hệ thứ 2: 315 hạt vàng, trơn; 108 hạt vàng, nhăn; 101 xanh trơn; 32 xanh nhăn.

Tỉ lệ này xấp xỉ: 9 vàng- trơn: 3 vàng-nhăn: 3 xanh-trơn: 1 xanh-nhăn

* Chứng minh sự “độc lập” trong phép lai ở thí nghiệm trên

Xét riêng kết quả của từng cặp tính trạng ở F2 ta có kết quả như sau:

Hạt vàng: hạt xanh = (9+3): (3+1) = (3: 1)

Hạt trơn: hạt nhăn = (9+3): (3+1) = (3: 1)

→ kết quả tương tự như khi lai 1 cặp tính trạng

* Kết luận: Kết quả tỉ lệ phân li (9: 3: 3: 1) ở F2 trong thí nghiệm trên thực chất là sự tương tác độc lập của 2 tỉ lệ (3: 1) x (3: 1)

2. Giải thích kết quả bằng sơ đồ lai

Qui ước gen:

A ---> qui định hạt vàng là trội hoàn toàn so với a ---> qui định hạt xanh

B ---> qui định hạt trơn là trội hoàn toàn so với b ---> qui định hạt nhăn

Ta có sơ đồ lai hai cặp tính trạng như sau:

Ptc: AABB x aabb

Gp: AB ab

AaBb

100% hạt vàng - trơn

F1 x F1: AaBb x AaBb

GF1 AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab

Khung penet:

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 12 bài 93. Giải thích bằng cơ sở tế bào học

Ở hiện tượng phân li độc lập: do mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác nhau nên sự phân li và tổ hợp của cặp này không ảnh hưởng đến sự phân li và tổ hợp của cặp kia (phân li độc lập, tổ hợp ngẫu nhiên)

Sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp.

4. Cách viết giao tử của các kiểu gen khác nhau

Số loại giao tử: = 2n với n là số cặp gen dị hợp.

Ví dụ: kiểu gen Aa có 1 cặp dị hợp → có 21=2 loại giao tử là A, a

Kiểu gen AaBbDd có 3 cặp dị hợp → có 8 loại giao tử

Kiểu gen AabbDdeeff có 2 cặp dị hợp → có 4 loại giao tử

AABbDDEe sẽ có các kiểu giao tử sau: AaBbDdEe:

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 12 bài 9

Cách viết giao tử tứ bội và sơ đồ lai tứ bội

Một gen có 2 alen ở trạng thái tứ bội sẽ có các dạng kiểu gen như sau: AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa

AAaa sẽ có các kiểu giao tử sau: 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 12 bài 9

Khung penet:

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 12 bài 9

Câu 1. Công thức tổng quát cho các quy luật di truyền của Menđen

Số cặp gen dị hợp F1 = số cặp tính trạng đem lai

Số lượng các loại giao tử F1

Số tổ hợp giao tử ở F2

Tỉ lệ phân li kiểu gen F2

Số lượng các loại kiểu gen F2

Tỉ lệ phân li kiểu hình F2

Số lượng các loại kiểu hình F2

1

2

4

1: 2: 1

3

(3: 1)

2

2

4

16

(1: 2: 1)2

9

(3: 1)2

4

...

n

2n

4n

(1: 2: 1)n

3n

(3: 1)n

2n

II. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập

- Quy luật phân li độc lập cho thấy khi các cặp alen phân li độc lập nhau thì quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp → sinh vật đa dạng, phong phú.

- Nếu biết được 2 gen nào đó phân li độc lập, thì dựa vào quy luật này ta sẽ đoán trước được kết quả phân li ở đời sau.

- Biến dị tổ hợp: kiểu hình mới xuất hiện ở đời con do sự tổ hợp lại các alen từ bố và mẹ. Biến dị tổ hợp phụ thuộc vào số tổ hợp gen (tổ hợp giao tử) ở con lai, số tổ hợp giao tử càng lớn thì biến dị tổ hợp càng cao.

- Điều kiện cần thiết để có thể xảy ra phân li độc lập là các cặp gen qui định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

- Số tổ hợp giao tử = số giao tử đực x số giao tử cái trong phép lai đó.

B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 9

Câu 1. Cho biết đậu Hà Lan là loài thực vật tự thụ phấn rất nghiêm ngặt, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Người ta gieo đậu Hà Lan màu vàng, đến khi thu hoạch lại có 1% hạt màu xanh. Cho rằng không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, trong những hạt đem gieo, có bao nhiêu % không thuần chủng?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 4.
  4. 3.
Câu 2. Cho lai hai dòng lúa mì: P: ♂ AaBB ×♀Aabb. Biết 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau. Điều nào sau đây không đúng?
  1. Con lai tự đa bội 4n có kiểu gen AAAABBbb và AAaaBBbb.
  2. Nếu trong giảm phân cặp Aa của cây ♂ không phân ly, cây ♀ giảm phân bình thường, kết quả tạo ra thể lệch bội 2n+1: AAAbb.
  3. Nếu đột biến xảy ra trong giảm phân con lai 3n có kiểu gen là AAaBBb, AAABBb, AaaBbb.
  4. Nếu trong giảm phân cặp Aa của cây ♂ không phân ly, cây ♀ giảm phân bình thường, kết quả tạo ra thể lệch bội 2n+1: AAaBb.
Câu 3. Cho biết AA: cây cao; Aa: cây trung bình; aa: cây thấp. B: hạt nâu, b: hạt đen; D: hạt lớn; d: hạt bé. Mỗi gen trên một NST. Kiểu gen của P như thế nào để F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 18:9:9:6:6:3:3:3:3:2:1:1?
  1. AaBbDd × aabbdd.
  2. AaBbDd × aaBbdd.
  3. AaBbDd × AaBbDd.
  4. AaBbDd × AaBbdd.
Câu 4. Cho lai phân tích cá thể cái dị hợp 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình đời F1 là
  1. 1 : 1 : 1 : 1.
  2. 1 : 1 : 1 : 1 :  1 : 1 : 1 : 1.
  3. 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1: 1 : 1 : 1 : 1.
  4. 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 5. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là
  1. 3:1:1:1:1:1.
  2. 3:3:1:1.
  3. 2:2:1:1:1:1.
  4. 1:1:1:1:1:1:1:1.
Câu 6. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?
  1. Aabb × AaBb và AaBb × AaBb.
  2. Aabb × aabb và Aa × aa.
  3. Aabb × aaBb và AaBb × aabb.
  4. Aabb × aaBb và Aa × aa.
Câu 7. Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là
  1. 25% và 50%.
  2. 50% và 50%.
  3. 25% và 25%.
  4. 50% và 25%.
Câu 8. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là
  1. 27/128.
  2. 9/64
  3. 9/128
  4. 9/256.
Câu 9. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ  phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là
  1. 3/4.
  2. 2/3.
  3. 1/4.
  4. 1/2.
Câu 10. Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd × AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là
  1. 3/256.
  2. 1/16.
  3. 81/256.
  4. 27/256.
Câu 11. Ở phép lai 2 cặp tính trạng, phân tích tỉ lệ kiểu hình ở từng cặp tính trạng thì thấy tỉ lệ vỏ trơn/ vỏ nhăn = 9/7; hạt vàng/ hạt xanh = 7/1. Nếu 2 cặp tính trạng di truyền phân li độc lập thì kiểu hình vỏ nhăn, hạt xanh chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
  1. 9/64.
  2. 7/64.
  3. 9/128.
  4. 7/128.
Câu 12. Giả sử có 6 locut gen phân li độc lập ở một loài thực vật, gồm có: R/r quy định cuống lá đen/đỏ; D/d thân cao/thấp; C/c vỏ trơn/vỏ nhăn; O/o là quả tròn/oval; H/h lá không có lông/có lông; W/w hoa màu tím/màu trắng, số loại tổ hợp giao tử và xác suất để nhận được kiểu hình cuống lá đen, thân thấp, vỏ nhăn, quả oval, lá có lông, hoa màu tím ở thế hệ con của phép lai RrDdccOoHhWw x RrddCcooHhww lần lượt là bao nhiêu?
  1. 128 và 3/256.
  2. 256 và 3/256.
  3. 256 và 1/256.
  4. 128 và 1/256.
Câu 13. Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
  1. Các gen phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
  2. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.
  3. Hoán vị gen.
  4. Đột biến gen.

Câu 14. Biết 1 gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng ở F1 là

  1. 27/64.
  2. 1/16.
  3. 9/64.
  4. 1/3.
Câu 15. Biết 1 gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết, phép lai AABBDd x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng ở F1 là
  1. 9/16.
  2. 3/4.
  3. 2/3.
  4. 1/4.
Câu 16. Biết 1 gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết Phép lai AaBbDd x AaBbdd cho tỉ lệ kiểu hình lặn hoàn toàn về cả 3 cặp tính trạng ở F1 là
  1. 9/16.
  2. 3/32.
  3. 1/16.
  4. 1/32.
Câu 17. Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là
  1. 50% và 25%.
  2. 25% và 50%.
  3. 25% và 25%.
  4. 50% và 50%.
Câu 18. Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là
  1. 2.
  2. 1.
  3. 4.
  4. 8.
Câu 19. Cho biết các gen phân li độc lập, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?
  1. AaBB × AABb.
  2. AaBb × AaBb.
  3. Aabb × aaBb.
  4. AaBB × AaBb.
Câu 20. Ở một loài thực vật, màu hoa được quy định bởi hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập; Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều cho hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến và không tính phép lai thuận nghịch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1?
  1. 3.
  2. 4.
  3. 5.
  4. 6.
Câu 21. Ở một loài thực vật giao phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Để xác định các gen này phân li độc lập hay di truyền liên kết, từ một cây hoa đỏ, thân thấp và một cây hoa trắng, thân cao; một nhóm học sinh đã đưa ra các dự đoán sau đây:

(1) Để xác định được các gen này phân li độc lập hay di truyền liên kết cần thực hiện tối thiểu 2 phép lai. 
(2) Lai hai cây ban đầu với nhau, nếu đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì các gen này phân li độc lập. 
(3) Lai hai cây ban đầu với nhau, thu được F1 có cây hoa đỏ, thân cao. Cho các cây hoa đỏ, thân cao này giao phấn với nhau, nếu ở đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1 thì các gen này di truyền liên kết. 
(4) Lai hai cây ban đầu với nhau thu được 1 có cây hoa đỏ, thân cao. Cho các cây hoa đỏ, thân cao này giao phấn với nhau, nếu thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1 thì các gen này phân li độc lập.

Biết rằng không xảy ra đột biến và trao đổi chéo; loài thực vật này chỉ ra hoa, kết quả một lần trong đời.  Trong các dự đoán trên, có bao nhiêu dự đoán đúng?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.
Câu 22. Theo lí thuyết, phép lai AABb x aabb cho ra đời con có bao nhiêu loại kiểu gen, biết rằng không xảy ra đột biến?
  1. 1.                               
  2. 2.                               
  3. 3.                               
  4. 4.

Câu 23. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này phân li độc lập. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở loài này có tối đa 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ

II. Cho một cây thân cao, hoa trắng tự thụ phấn, có thể thu được đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm 75%

III. Cho một cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, nếu thu được đời con có 4 loại kiểu hình thì số cây thân cao, hoa trắng ở đời con chiếm 18,75%

IV. Cho một cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn, có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình

  1. 1.            
  2. 4.                   
  3. 2.                 
  4. 3.

Câu 24. Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt

(P)   tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 54% số cây thân cao, quả ngọt. Biết rằng không xảy ra đột biến. Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Trong số các cây thân thấp, quả ngọt ở F1, có 3/7 số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.
  2. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
  3. F1 có tối đa 9 loại kiểu gen.
  4. F1 chỉ có một loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, quả chua.

Câu 25. Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6. Xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể ba này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.  Ở loài này có tối đa 42 loại kiểu gen.

II.   Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng có tối đa 20 loại kiểu gen.

III.   Ở loài này, các thể ba có tối đa 33 loại kiểu gen.

IV.  Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 10 loại kiểu gen.

  1. 3.
  2. 4.
  3. 2.
  4. 1.

Câu 26. Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 80 loại kiểu gen.

II. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 10 loại kiểu gen.

III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 4 loại kiểu gen.

IV. Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen.

  1. 4.
  2. 3.
  3. 1.
  4. 2.

Câu 27. Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:

-  Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng.

-   Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.

Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở loài này, kiểu hình mắt đỏ được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.

II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.

III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.

IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.

  1. 3.
  2. 1.
  3. 4.
  4. 2.

Câu 28. Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định; tính trạng cấu trúc cánh hoa do 1 cặp gen (D, d) quy định. Cho hai cây (P) thuần chủng giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 49,5% cây hoa đỏ, cánh kép : 6,75% cây hoa đỏ, cánh đơn : 25,5% cây hoa trắng, cánh kép : 18,25% cây hoa trắng, cánh đơn. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.  Kiểu gen của cây P có thể là AA\dfrac{Bd}{Bd}\times aa\dfrac{bD}{bD}

II.  F2 có số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen chiếm 12%.

III. F2 có tối đa 11 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép.

IV.  F2 có số cây hoa trắng, cánh đơn thuần chủng chiếm 8,25%.

  1. 1.
  2. 2.
  3. 4.
  4. 3.

Câu 29. Một loài động vật, tính trạng màu mắt do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:

-  Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng.

-   Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.

Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở loài này, kiểu hình mắt nâu được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.

II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều cho đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.

III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, thu được đời con có 75% số cá thể mắt đỏ.

  1. 3.
  2. 2.
  3. 1.
  4. 4.

Câu 30. Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:

- Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng.

- Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.

Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở loài này, kiểu hình mắt nâu được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.

II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.

III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 1.

----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 9: Quy luật Menđen - Quy luật phân li độc lập. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 12, Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12

Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD
Đánh giá bài viết
6 25.319
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Sinh học 12

    Xem thêm