Tóm tắt nội dung và ý nghĩa của truyện con Rồng cháu Tiên

Nội dung và ý nghĩa của truyện Con rồng cháu Tiên

Tóm tắt nội dung và ý nghĩa của truyện Con rồng cháu Tiên văn mẫu lớp 6 khái quát lại các nội dung chính của Truyện Con Rồng cháu Tiên một cách ngắn gọn, giúp học sinh nắm được những nội dung cơ bản, ý nghĩa của bài học. Mời các em tham khảo chi tiết.

Tóm tắt nội dung và ý nghĩa của truyện Con rồng cháu Tiên lớp 6

Thuở xưa, thần Long Nữ ở miền đất Lạc Việt có một người con trai nổi tiếng với thân mình rồng, khỏe mạnh và tài giỏi phi thường. Người con trai ấy tên là Lạc Long Quân sống cùng mẹ nơi thủy cung. Lạc Long Quân đã dùng sức khỏe và phép lạ của mình để giúp dân diệt Hồ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh và nhiều yêu quái khác. Chàng còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn…

Cũng thuở đấy, ở cùng phương Bắc có nàng Âu Cơ, thuộc dòng dõi Thần Nông, tuyệt trần xinh đẹp. Nghe tin vùng đất Lạc Việt phương Nam là một xứ sở nhiều hoa thơm cỏ lạ. Âu Cơ bèn du ngoạn tới thăm.

Âu Cơ gặp Lạc Long Quân, người mến sắc, kẻ tham tài, rồi yêu nhau, nên vợ nên chồng. Sau mối kì duyên hạnh ngộ, Âu Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một răm đứa con trai khôi ngô, tuấn tú tuyệt trần. Cuộc sống đang diễn ra vô cùng hạnh phúc, thì một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng:” Ta vốn nòi rồng ở nước, nàng là dòng tiên ở non cao. Khó ở với nhau một nơi lâu đài dược. Ta sẽ đưa năm mươi người con xuống biển; nàng sẽ đưa 50 người con lên núi, chia nhau trấn giữ các phương. Khi có đại sự nhớ giúp nhau, chớ có sai lời hẹn…”

Âu Cơ đưa đàn con lên rừng núi sinh cơ lập nghiệp. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu, truyền ngôi mười mấy đời uy danh rạng rỡ bốn phương. Con cháu ngày một thêm đông đúc.

Từ sự tích Trăm trứng này mà người Việt Nam ta vẫn tự hào nhắc đến nguồn gốc dòng dõi của mình và con Rồng cháu Tiên.

Con Rồng cháu Tiên là một truyền thuyết đẹp, có ý nghĩa sâu sắc. Truyện giải thích, khẳng định và ca ngợi nguồn gốc, dòng giống cao quý của con người Việt Nam (dòng giống Rồng Tiên). Truyện cũng thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tốc sâu sắc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết, sự chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong mỗi con người Việt Nam. Tiếng gọi “đồng bào” thân thương cũng bắt đầu từ huyền thoại đẹp này. Và mỗi khi đọc ý thơ trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, lòng mỗi người lại dâng trào cảm xúc.

“Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người ai trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Đánh giá bài viết
18 6.412
Sắp xếp theo

    Tóm tắt Ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm