Trắc nghiệm bài Cô Tô

Trắc nghiệm bài Cô Tô

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Cô Tô bao gồm 2 phần Trắc nghiệm và Tự luận cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức toàn bộ bài 28 Ngữ văn 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

Trắc nghiệm bài Cô Tô lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.

Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng dòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới lại càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khỏe anh em bộ binh và hải quân, cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.

[...] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như ruột mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới, trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. [...]

Câu 1. Đoạn trích Cô Tô là của tác giả nào?

A. Nguyễn Tuân.

B. Lí Lan.

C. Võ Quảng.

D. Thạch Lam.

Câu 2. Đoạn trích Cô Tô thuộc thể loại?

A. Tùy bút.

B. Truyện ngắn.

C. Kí.

D. Hồi kí.

Câu 3. Nhà văn Nguyễn Tuân chuyên viết về thể loại nào?

A. Truyện ngắn.

B. Tùy bút và kí.

C. Kí sự.

D. Tiểu thuyết.

Câu 4. Văn bản Cô Tô nằm trong bài kí Cô Tô?

A. Phần giới thiệu.

B. Phần đầu.

C. Phần giữa.

D. Phần cuối.

Câu 5. Bài kí Cô Tô được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả đi thực tế ra đảo Cô Tô, được tận mắt chứng kiến cảnh thiên nhiên và hoạt động lao động của con người ở đây.

B. Khi tác giả được xem bộ phim giới thiệu về vùng đảo Cô Tô trên truyền hình.

C. Khi tác giả nghe một người bạn kể về đảo Cô Tô sau chuyến đi thực tế của người đó.

D. Khi tác giả có một thời gian sống và làm việc tại đảo Cô Tô.

Câu 6. Trong văn bản, tác giả miêu tả quang cảnh đảo Cô Tô sau cơn dông bão như thế nào?

A. Hoàn toàn yên lắng, những con thuyền đã tìm nơi trú ẩn an toàn.

B. Bầu trời trong sáng, cây cối thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà, cát vàng dòn hơn nữa.

C. Bầu trời vẫn xám xịt, từng đám mây đen lần lượt kéo đến.

D. Từng đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi, quang cảnh lại trở về như lúc chưa có dông bão.

Câu 7. Ngày thứ năm trên đảo của tác giả là một ngày như thế nào?

A. Một ngày mưa tầm tã.

B. Một ngày nắng ấm chan hòa.

C. Một ngày trong trẻo, sáng sủa.

D. Một ngày sôi động và thật nhiều ý nghĩa.

Câu 8. Đoạn văn từ “Mặt trời lại rọi lên ngày” đến “Hải âu bay ngang là là nhịp cánh” diễn tả điều gì?

A. Khung cảnh đảo Cô Tô sau cơn dông bão.

B. Cảnh mặt trời mọc trên biển.

C. Cảnh đàn hải âu bay lượn trên biển.

D. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

Câu 9. Qua ngôn ngữ và sự miêu tả của tác giả, cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô hiện ra như thế nào?

A. Trong sáng và tươi đẹp.

B. Hoang sơ và thanh vắng.

C. Nên thơ và gần gũi.

D. Trù phú và đông đúc.

Câu 10. Câu nào dưới đây nói về giá trị nghệ thuật trong đoạn trích Cô Tô?

A. Ngôn ngữ điêu luyện.

B. Miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc.

C. Lời văn sinh động, trau chuốt.

D. Cả ba câu A, B và C.

II. TỰ LUẬN

Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân và Kí sự Cô Tô.

Gợi ý trả lời:

Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất năm 1987 tại Hà Nội; quê quán thuộc làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nguyễn Tuân có rất nhiều bút danh như Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc.

Thời trai trẻ, Nguyễn Tuân theo gia đình đi làm ăn ở nhiều tỉnh khác nhau, nhất là ở các tỉnh miền Trung như Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Ông theo học phổ thông tại Nam Định và đã học đến bậc trung học. Năm 1929, do tham gia phong trào bãi khóa, Nguyễn Tuân bị đuổi học; sau đó ông trải qua vài lần ở tù vì tham gia phản đối chế độ thuộc địa.

Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo từ những năm 1930. Bài viết của ông chủ yếu được đăng trên các báo và tạp chí như An Nam tạp chí, Đông Tây, Hà Nội tân văn, Trung Bắc tân văn, Tao đàn, Tiểu thuyết thứ bảy, Thanh nghị... Khoảng cuối những năm 1930, Nguyễn Tuân chuyển sang nghề viết văn và bắt đầu nổi tiếng với một số tác phẩm như Một chuyến đi, Vang bóng một thời.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Tuân vào công tác tại Khu V (Trung Bộ). Thời gian này Nguyễn Tuân phụ trách một đoàn kịch lưu động. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều chiến dịch và về các vùng sau lưng địch để sáng tác.

Nguyễn Tuân từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các tổ chức văn học. Từ năm 1948, ông làm Tổng thư kí Hội văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1958, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam và là ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa I và II.

Nguyễn Tuân đã để lại nhiều tập truyện có tầm ảnh hưởng rất lớn. Ngoài tùy bút, ông còn viết nhiều thể loại khác. Các tác phẩm đã xuất bản của ông như phóng sự Ngọn đèn dầu lạc (1939), truyện ngắn Vang bóng một thời (1940), tùy bút Chiếc lư đồng mắt cua (1941), tùy bút Tóc chị Hoài (1943), tùy bút Tùy bút II (1943), truyện ngắn Nguyễn (1945), truyện Chùa Đàn (1946), tùy bút Đường vui (1949), bút kí Tình chiến dịch (1950), truyện Thắng càn (1953), truyện thiếu nhi Chú Giao làng Sen (1953), tùy bút Tùy bút kháng chiến (1955), bút kí Đi thăm Trung Hoa (1956), tùy bút Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956), truyện thiếu nhi Truyện một cái thuyền đất (1958), tùy bút Sông Đà (1960), tùy bút Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972), Tuyển tập Nguyễn Tuân (2 tập, 1981, 1982).

Năm 3996, Nguyễn Tuân vinh dự được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học.

Bài kí Cô Tô được viết trong một chuyến Nguyễn Tuân ra thăm đảo Cô Tô. Nội dung bài kí ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên và cuộc sống của những con người ở vùng đảo Cô Tô.

Đáp án Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cô Tô

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

B

D

A

B

C

B

A

D

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Trắc nghiệm Cô Tô, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
4 3.075
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Ngữ văn 6

    Xem thêm