Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 42

Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 10.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Môi trường và sự phát triển bền vững

Câu 1: Các nước phát triển chịu trách nhiệm nhất định trong việc gây ra

A. Ô nhiễm không khí trên thế giới.

B. Hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.

C. Ô nhiễm ở nước đang phát triển.

D. Ô nhiễm ở chính đất nước mình.

Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây không phải làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị huỷ hoại nghiêm trọng?

A. Rất giàu về tài nguyên khoáng sản, rừng, đất trồng.

B. Nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế - xã hội.

C. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, hậu quả chiến tranh

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Thách thức lớn nhất của các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển là về

A. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế.

B. Giải quyết một phần về việc làm.

C. Ô nhiễm và suy thoái môi trường.

D. Cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.

Câu 4: Những biện pháp nào sau đây cần được thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển?

A. Phát quang rừng làm đồng cỏ, tập trung tự túc lương thực tại chỗ.

B. Tăng cường khai thác khoáng sản, khai thác rừng ở quy mô lớn.

C. Áp dụng khoa học công nghệ mới, nâng cao đời sống nhân dân.

D Xoá đói, giảm nghèo, thu hút mạnh đầu tư của các nước ngoài.

Câu 5: Thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay là

A. Xung đột chính trị xảy ra khắp nơi.

B. Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, trong khi sản xuất xã hội không ngừng được mở rộng.

C. Bệnh dịch, nạn thiếu lương thực ngày càng tăng.

D. Ô nhiễm môi trường nước và không khí ngày càng tăng.

Câu 6: Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở tài nguyên

A. Khí hậu. B. Đất. C. Khoáng sản. D. Nước.

Câu 7: Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường do sự

A. Phát triển du lịch.

B. Phát triển nông nghiệp.

C. Phát triển công nghiệp.

D. Phát triển ngoại thương.

Câu 8: Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là

A. Các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì.

B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.

C. Các nước ở Mĩ La tinh, châu Phi.

D. Các nước ở châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh.

Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng?

A. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.

B. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật.

C. Hậu quả chiến tranh và xung đột triền miên.

D. Gánh nặng nợ nước ngoài, sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói.

Câu 10: Nguyên nhân làm cho môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp là

A. Bùng nổ dân số trong nhiều năm.

B. Chậm phát triển về kinh tế - xã hội.

C. Chiến tranh và xung đột triền miên.

D. Nhiều công ty xuyên quốc gia đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước, đang phát triển.

Câu 11: Nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, nhiều nước châu Phi và Mĩ La Tinh là

A. Gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ.

B. Sản phẩm cây công nghiệp chế biến từ gỗ.

C. Khoáng sản thô và đã qua chế biến.

D. Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi.

Câu 12: Ý nào dưới đây là nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc tăng nhanh và thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở các nước đang phát triển?

A. Đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng rừng.

B. Đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy gỗ, củi, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ.

C. Phát triển du lịch sinh thái.

D. Phát triển công nghiệp và đô thị.

Câu 13: Loài người đang đứng trước mâu thuẫn giữa sự phát triển

A. Tài nguyên và sự phát triển nền sản xuất xã hội.

B. Tài nguyên và sự phát triển khoa học công nghệ,

C. Sản xuất xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật.

D. Sản xuất xã hội và phát triển chất lượng cuộc sống.

Câu 14: Phát triển bền vững là bảo đảm cho con người có đời sống vật chât, tinh thần ngày càng cao trong

A. Môi trường sống lành mạnh.

B. Tinh hình an ninh toàn cầu tốt.

C. Nền kinh tế tăng trưởng cao.

D. Xã hội đảm bảo sự ổn định.

Câu 15: Dấu hiệu nào sau đây không phải là sự biểu hiện sự mất cân bằng sinh thái môi trường?

A. Lỗ thủng tầng ôzôn.

B. Nhiệt độ Trái Đất tăng,

C. Gia tăng hạn hán, lũ.

D. Cạn kiệt khoáng sản.

Câu 16: Chất lượng cuộc sống thể hiện ở tất cả các khía cạnh

A. Vật chất, tinh thần, môi trường.

B. Kinh tế, giáo dục, an ninh.

C. Thu nhập, giáo dục, sức khoẻ.

D. Vật chất, y tế, an ninh

Câu 17: Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có

A. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lanh mạnh.

B. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ.

C. Sức khỏe và tuổi thọ ngày càng cao.

D. Môi trường sống an toàn, mở rộng.

Câu 18: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam?

A. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

B. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.

C. Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

D. Giảm thiểu phát thải các chất khí vào môi trường thông qua việc giảm bớt sản xuất công nghiệp.

Câu 19: Hội nghị nào thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường?

A. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.

B. Hội nghị các nước ASEAN.

C. Hội nghị Cộng đồng Pháp ngữ.

D. Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng về vấn đề môi trường

A. Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng

B. Sự phát triển khoa học kĩ thuật là nguyên nhân ô nhiễm môi trường

C. Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.

D. Giải quyết vấn đề môi trường cần cả chính trị, kinh tế và khoa học.

Câu 21: Việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người, không phải vì

A. Môi trường là không thể chia cắt được

B. Các phản ứng dây chuyền ở môi trường

C. quy luật tuần hoàn vật chất, năng lượng

D. Tài nguyên tự nhiên phân bố không đều

Câu 22: Đóng góp lớn nhất vào việc phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính là các nước phát triển nhất trên thế giới về

A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp C. Giao thông. D. Dịch vụ.

Câu 23: Khó khăn về mặt kinh tế - xã hội mà các nước đang phát triển gặp phải khi giải quyết vấn đề môi trường không phải là

A. Thiếu vốn, thiếu công nghệ.

B. Tỉ trọng nông nghiệp còn lớn.

C. Gánh nặng nợ các nước ngoài.

D. Dân nhiều nơi còn đói nghèo.

Câu 24: Nhận định nào sau đây không phải là hướng giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay?

A. Phối hợp bảo vệ môi trường giữa các quốc gia, tầng lớp trong xã hội.

B. Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo.

C. Chấm dứt chạy đua vũ trang,chấm dứt chiến tranh.

D. Kiểm soát tình trạng môi trường, sử dụng hợp tài nguyên bằng truyền thống.

Câu 25: Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng không phải là do

A. Sức ép dân số, nạn đói.

B. Hậu quả của chiến tranh.

C. Nợ nước ngoài, thiếu vốn.

D. Công nghiệp phát triển.

Câu 26: Vì sao tình trạng môi trường bị suy thoái nghiêm trọng ở các nước đang phát triển?

A. Bùng nổ dân số, kỹ thuật lạc hậu, chiến tranh.

B. Thiên tai, nạn đói, bệnh dịch, chiến tranh.

C. Kỹ thuật lạc hậu, khai thác bừa bãi, bùng nổ dân số.

D. Chiến tranh, khai thác bừa bãi, bệnh tật, thiên tai.

Câu 27: Nguyên nhân làm cho môi trường ở các nước phát triển thêm phức tạp là do

A. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật, trình độ cao.

B. Đô thị hóa nhanh, tỉ lệ dân tập trung trong các thành phố lớn và cực lớn.

C. Sự chuyển hóa cơ sở sản xuất của các công ti tư bản sang nước đang phát triển.

D. Gánh nặng nợ nước ngoài, bùng nổ dân số, sức ép dân số, nạn đói, dịch bệnh.

Câu 28: Tại sao việc khai thác khoáng sản ở các nước đang phát triển ngày càng làm cho môi trường nước, không khí, đất đai bị ô nhiễm nghiêm trọng?

A. Khai thác không có kế hoạch.

B. Kỹ thuật khai thác thô sơ, lạc hậu.

C. Khai thác theo quy mô nhỏ.

D. Mỏ khoáng sản nhỏ, lẻ tẻ.

Câu 29: Tại sao tài nguyên thiên nhiên ngày càng có nguy cơ cạn kiệt?

A. Nhu cầu phát triển của xã hội.

B. Nhu cầu phát triển mở rộng của nền sản xuất.

C. Sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật.

D. Khai thác không có kế hoạch, máy móc lạc hậu.

---------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Giải bài tập Địa lí 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10

Đánh giá bài viết
1 1.295
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm Địa lý 10

Xem thêm