Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 7

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất - Thạch quyển - Thuyết kiến tạo mảng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp. Bài viết tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án về cấu trúc của Trái Đất, Thạch quyền và Thuyết kiến tạo mảng sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Cấu trúc của Trái Đất - Thạch quyển - Thuyết kiến tạo mảng

Câu 1: Tầng granit gồm các loại đá nào sau đây?

A. Đá trầm tích, đá granit và đá bazan.

B. Đá trầm tích do các vật liệu vụn nhỏ bị nén chặt tạo thành.

C. Đá nhẹ như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit.

D. Đá nặng như đá bazan và các loại đá có tính chất tương tự như đá bazan.

Câu 2: Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm

A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.

B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.

C. Lớp nhân trong lớp Manti, lớp vỏ lục địa.

D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân

Câu 3: Các hoạt động như động đất, núi lửa lại phân bố thành các vành đai là do

A. Chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa các mảng.

B. Chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc lục địa và đại dương.

C. Chúng xuất hiện ranh giới các đại dương.

D. Sự phân bố xen kẻ của lục địa và đại dương.

Câu 4: Thạch quyển bao gồm

A. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.

B. Tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.

C. Phần trên của lớp manti và lớp vỏ trái đất.

D. Lớp vỏ trái đất.

Câu 5: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là

A. Sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.

B. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

C. Sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.

D. Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.

Câu 6: Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào

A. Nguồn gốc hình thành Trái Đất.

B. Những mũi khoan sâu trong lòng đất.

C. Nghiên cứu đáy biển sâu.

D. Nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất.

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp nhân Trái Đất?

A. Có độ dày lớn nhất, Nhiệt độ và áp suất lớn nhất.

B. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng.

C. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn.

D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong.

Câu 8: Cấu trúc dọc của Trái Đất từ ngoài vào trong gồm

A. Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

B. Lớp Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất.

C. Nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất, lớp Manti.

D. Nhân Trái Đất, vỏ đại dương, lớp Manti.

Câu 9: Độ dày của vỏ Trái Đất dao động từ

A. 5 km (ở đại dương) - 7 km (ở lục địa).

B. 5 km (ở lục địa) - 70 km (ở đại dương).

C. 5 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa).

D. 50 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa).

Câu 10: Các tầng đá của lớp vỏ Trái Đất theo thứ tự từ trên xuống là

A. Tầng granit, tầng bazan, tầng đá trầm tích.

B. Tầng bazan, tầng đá trầm tích, tầng granit.

C. Tầng đá trầm tích, tầng bazan, tầng granit.

D. Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng bazan.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng về tầng đá trầm tích?

A. Phân bố liên tục.

B. Có nơi mỏng, nơi dày.

C. Nằm trên cùng của lớp vỏ Trái Đất.

D. Cấu tạo bởi các vật liệu có kích thước lớn.

Câu 12: Tầng bazan gồm các loại đá nào sau đây?

A. Đá trầm tích, đá granit và đá bazan.

B. Đá trầm tích do các vật liệu vụn nhỏ bị nén chặt tạo thành.

C. Đá nhẹ như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit.

D. Đá nặng như đá bazan và các loại đá có tính chất tương tự như đá bazan.

Câu 13: Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do

A. Các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của manti trên

B. Sức hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là mặt trời

C. Do trái đất luôn tự quay quanh trục của chính nó

D. Do trái đất bị nghiêng và quay quanh mặt trời

Câu 14: Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở điểm

A. Có một ít tầng trầm tích.

B. Có một ít tầng granit.

C. Không có tầng granit.

D. Không có tầng trầm tích.

Câu 15: Tiếp xúc tách dãn giữa mảng Bắc Mĩ và mảng Âu – Á, kết quả hình thành

A. Dãy núi ngầm giữa Đại Tây Dương.

B. Các đảo núi lửa ở Thái Bình Dương.

C. Vực sâu Marian ở Thái Bình Dương.

D. Sống núi ngầm ở Thái Bình Dương.

Câu 16: Dãy núi Himalaya được hình thanh do hai mảng nào xô vào nhau?

A. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương.

B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á.

C. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á.

D. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á.

Câu 17: Mảng kiến tạo nào sau đây toàn là vỏ đại dương?

A. Mảng Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a.

B. Mảng Thái Bình Dương.

C. Mảng Phi.

D. Mảng Nam Mĩ.

Câu 18: Vật chất ở nhân trái đất có đặc điểm

A. Là những chất khí có tính phóng xạ cao.

B. Là những phi kim loại có tính cơ động cao.

C. Là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.

D. Là những kim loại nặng nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng, nhân trong vật chất ở trạng thái rắn.

Câu 19: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có

A. Độ dài lớn hơn, không có tầng granit.

B. Độ dài nhỏ hơn, có tầng granit.

C. Độ dài lớn hơn, có tầng granit.

D. Độ dài nhỏ hơn, không có tầng granit.

Câu 20: Sống núi ngầm dưới đáy Đại Tây Dương là kết quả của vận động

A. Tách dãn giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á

B. Dồn ép giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á

C. Tách dãn giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu – Á

D. Dồn ép giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu – Á

Câu 21: Sự khác nhau giữa lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương là

A. Vỏ lục địa không cấu tạo đủ ba tầng đá như vỏ đại dương.

B. Vỏ lục địa có chiều dày dày hơn vỏ đại dương.

C. Vỏ đại dương có tầng granit dày hơn vỏ lục địa.

D. Vỏ đại dương có chiều dày dày hơn vỏ lục địa.

Câu 22: Cấu trúc Trái Đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong gồm:

A. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.

B. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

C. lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa.

D. lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân.

Câu 23: Đặc điểm nào không đúng với lớp Manti trên?

A. Ở trạng thái quánh dẻo.

B. Cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.

C. Ở trạng thái rắn.

D. Rất đậm đặc.

Câu 24: Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là:

A. Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.

B. Tầng đá trầm tích, tầng badan, tầng granit.

C. Tầng granit, tầng đá trầm tích, tầng badan.

D. Tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.

Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích:

A. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành

B. Phân bố thành một lớp liên tục

C. Có nơi mỏng, nơi dày

D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất

Câu 26: Lớp nào sau đây của Trái Đất chứa các loại kim loại nặng?

A. Lớp vỏ Trái Đất

B. Manti dưới.

C. Manti trên.

D. Nhân Trái Đất.

Câu 27:  Điểm khác nhau về cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương là

A. Lớp vỏ lục địa dày hơn vỏ đại dương

B. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit.

C. Lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn hơn lớp vỏ lục địa.

D. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng trầm tích.

Câu 28: Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở vị trí

A. Trung tâm các lục địa.

B. Ngoài khơi đại dương.

C. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo.

D. Trên các dãy núi cao.

Câu 29: Trong cấu trúc của Trái Đất lớp vật chất nào ở trạng thái quánh dẻo?

A. Vỏ Trái Đất.

B. Lớp Manti trên.

C. Lớp Manti dưới.

D. Nhân Trái Đất.

Câu 30: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a ở Châu Á hình thành là do

A. Sự đụng độ giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Âu – Á.

B. Sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ - Australia với mảng Âu – Á.

C. Sự đụng độ giữ mảng Phi với mảng Âu – Á.

D. Sự đụng độ giữa mẩng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á.

Câu 31: Mảng kiến tạo không phải là

A. Bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đât.

B. Những bộ phận lớn của đáy đại dương,

C. Luôn luôn đứng yên không di chuyển.

D. Chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Man ti.

Câu 32: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mĩ được hình thành là do

A. Mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

B. Mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

D. Mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất - Thạch quyển - Thuyết kiến tạo mảng. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cần có trong bài viết rồi đúng không ạ. Bài viết cho chúng ta thấy được cấu trúc của trái đất, những bất ổn của vỏ trái đất, cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương, đặc điểm của lớp nhân trái đất... Để giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu được chúng tôi biên soạn và tổng hợp, mời các bạn tham khảo các môn tại: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Giải bài tập Địa lí 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10

Đánh giá bài viết
8 83.570
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm Địa lý 10

Xem thêm