Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 25

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 12.

Trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12 bài: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Câu 1: Hiện nay, nước ta được phân thành mấy vùng nông nghiệp?

A. 5 vùng B. 4 vùng C. 7 vùng D. 8 vùng

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2, SGK/106 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/107 - 108 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Nguyên

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2, SGK/107 - 108 địa lí 12 cơ bản.

Câu 4: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Đông Nam Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2, SGK/107 - 108 địa lí 12 cơ bản

Câu 5: Xét về điều kiện sinh thái nông nghiệp, vùng nào sau đây ít chịu khô hạn và thiếu nước về mùa khô?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đông Nam Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/107 - 108 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Vùng nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn và nhiều diện tích rừng ngập mặn hơn các vùng khác

A. Đồng bằng sông Cửu Long

B. Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Đông Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Hồng

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2, SGK/107 - 108 địa lí 12 cơ bản.

Câu 7: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có mật độ dân số

B. Người dân có kinh nghiệm sau nả xuất lâm nghiệp

C. Chưa có cơ sở chế biến nông sản

D. Giao thông ở vùng núi thuận lợi

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/107 - 108 địa lí 12 cơ bản.

Câu 8: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Tây Nguyên?

A. Có mật độ dân số cao

B. Công nghệ chế biến phát triển mạnh

C. Có nhiều dân tộc ít người

D. Điều kiện giao thông rất khó khăn

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2, SGK/107 - 108 địa lí 12 cơ bản.

Câu 9: Các vùng nông nghiệp Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều

A. Thế mạnh về cà phê và cao su

B. Ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh

C. Trình độ thâm canh cao

D. Thế mạnh về nuôi trồng thủy hải sản

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2, SGK/107 - 108 địa lí 12 cơ bản.

Câu 10: Điểm giống nhau của hai vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Đều có đồng bằng châu thổ với nhiều ô trũng

B. Đều có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản

C. Có thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy sản

D. Có mùa đông lạnh

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2, SGK/107 - 108 địa lí 12 cơ bản.

Câu 11: Các vùng nông nghiệp đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đều có

A. Nhiều đất phèn, đất mặn

B. Trình độ tham canh cao, sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp

C. Thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy hải sản

D. Điều kiện giao thông vận tải không thuận lợi

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/107 - 108 địa lí 12 cơ bản.

Câu 12: Các vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng đều có

A. Mật độ dân số cao

B. Trình độ thâm canh cao

C. Mùa đông lạnh

D. Thế mạnh về các cây chè, sở, hồi

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2, SGK/107 - 108 địa lí 12 cơ bản.

Câu 13: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta

A. Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất

B. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn

C. Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp

D. Khai thác hợp lí hơn sự đa dạng của điều kiện tự nhiên

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3, SGK/109 địa lí 12 cơ bản.

Câu 14: Cơ cấu sản phẩm của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 1995-2005 có xu hướng?

A. Tăng tỉ trọng của lợn và thủy sản nước ngọt

B. Giảm tỉ trọng của điều và cao su

C. Tăng tỉ trọng của cà phê và cói

D. Giảm tỉ trọng của đay và dừa

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3, SGK/109 địa lí 12 cơ bản.

Câu 15: Vùng Tây Nguyên tập trung ở mức độ rất cao vào

A. Nuôi lợn và thủy sản nước ngọt

B. Trồng cà phê và đậu tương

C. Trồng đay và cói

D. Trồng chè và dừa

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3, SGK/109 địa lí 12 cơ bản.

Câu 16: Kinh tế trang trại ở nước ta

A. Là một mô hình sản xuất của nền nông nghiệp cổ truyền

B. Chỉ tập trung vào trồng cây hàng năm

C. Chỉ tập trung vào trồng cây lâu năm

D. Phát triển kinh tế hộ gia đình

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3, SGK/110 địa lí 12 cơ bản.

Câu 17: Kinh tế trang trại ở nước ta

A. Mới được hình thành và phát triển từ năm 2010

B. Góp phần đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa

C. Chỉ tập trung vào ngành trồng trọt

D. Chỉ tập chung vào nuôi trồng thủy sản

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3, SGK/110 địa lí 12 cơ bản.

Câu 18: Ở nước ta, số lượng trang trại có nhiều nhất ở vùng

A. Đồng bằng sông Cửu Long

B. Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Đông Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Hồng

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3, SGK/111 địa lí 12 cơ bản.

Câu 19: Một trong những lí do khiến vùng đồng bằng sông Cửu Long hình thành nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản là

A. Được nhà nước hỗ trợ toàn bộ

B. Hệ thống sông ngòi không bị cạn nước về mùa khô

C. Tốc độ đô thị hóa và tăng dân số nhanh

D. Có diện tích mặt nước, rừng ngập mặn lớn

Đáp án: D

Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch, mạng lưới sông ngòi dày đặc và có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nước ngọt lớn nhất cả nước nên vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng có nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản nhiều nhất nước ta.

Câu 20. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô là đặc điểm tự nhiên chung của vùng nào?

A. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

B. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

C. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/107, địa lí 12 cơ bản.

Câu 21. Vùng tập trung số lượng trang trại nhiều nhất nước ta là

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du miền núi Bắc Bộ.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/111, địa lí 12 cơ bản.

Câu 22. Đâu là nhóm nhân tố tạo nên nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp?

A. Điều kiện kinh tế - xã hội.

B. Vị trí địa lý.

C. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

D. Lịch sử hình thành và khai thác lãnh thổ.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/107, địa lí 12 cơ bản.

Câu 23. Vùng nông nghiệp nào dưới đây có hướng chuyên môn hoá là cây thực phẩm, các loại rau cao cấp, cây ăn quả?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/107, địa lí 12 cơ bản.

Câu 24. Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Tây Nguyên chủ yếu là

A. Bò sữa.

B. Cây công nghiệp ngắn ngày

C. Cây công nghiệp dài ngày.

D. Gia cầm.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/107, địa lí 12 cơ bản.

Câu 25. Ở vùng Tây Nguyên, tỉnh nào có diện tích chè lớn nhất?

A. Đắk Nông. B. Đắk Lắk. C. Lâm Đồng. D. Kon Tum.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/107, địa lí 12 cơ bản.

Câu 26. Trình độ thâm canh cao; sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm sản xuất của các vùng nông nghiệp sau:

A. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

C. Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/107, địa lí 12 cơ bản.

Câu 27. Tây Nguyên không phải là vùng

A. Có các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.

B. Nhiều đất đỏ đá vôi và đất xám bạc màu trên phù sa cổ.

C. Khí hậu phân ra hai mùa mưa – khô rõ rệt.

D. Thiếu nước về mùa khô.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/107, địa lí 12 cơ bản.

Câu 28. Kinh tế trang trại ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây?

A. Phát triển từ nền kinh tế hợp tác xã.

B. Số lượng trang trại có xu hướng giảm.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều trang trại nhất.

D. Trang trại chăn nuôi có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/111, địa lí 12 cơ bản.

Câu 29. Nền kinh tế thúc đẩy sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá là

A. Kinh tế hộ gia đình.

B. Kinh tế trang trại.

C. Kinh tế hợp tác xã.

D. Kinh tế vùng nông nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/109, địa lí 12 cơ bản.

Câu 30. Mô hình kinh tế đang phát triển mạnh đưa nông nghiệp nước ta tiến lên sản xuất hàng hoá là

A. Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.

B. Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.

C. Kinh tế hộ gia đình.

D. Kinh tế trang trại.

Đánh giá bài viết
1 282
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Địa lý 12

    Xem thêm