Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10: Bài 14 - Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10

Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10: Bài 14 – Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc sưu tầm để gửi tới quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 nhằm giúp cho quá trình giảng dạy và học tập môn Giáo dục công dân được thuận tiện hơn.

Câu 01: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, là câu nói của ai?

A. Hồ Chí Minh.

B. Phạm Văn Đồng.

C. Trường Chinh.

D. Lê Duẩn.

Câu 02: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây:

“Ngày nay, nước ta đã hoàn toàn được thống nhất, nhưng chúng ta vẫn phải luôn ….. để chống lại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc”.

A. đoàn kết

B. sẵn sàng

C. chuẩn bị

D. cảnh giác

Câu 03: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây:

“Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết … của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.”

A. tình cảm B. thành quả lao động

C. khả năng D. sức khỏe

Câu 04: Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của công dân đối với:

A. Làng xóm.

B. Tổ quốc.

C. Toàn thế giới.

D. Quê hương.

Câu 05: Truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là gì:

A. Gần gũi, thân thiện.

B. Hòa nhập.

C. Sự hợp tác.

D. Yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm.

Câu 06: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây:

“Công dân nam giới đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết …”.

A. Hai mươi lăm tuổi.

B. Hai mươi bốn tuổi.

C. Hai mươi sáu tuổi.

D. Hai mươi ba tuổi.

Câu 07: Lòng yêu nước ở mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những:

A. Biến cố, thử thách.

B. Khó khăn.

C. Thiên tai khắc nghiệt.

D. Thử thách.

Câu 08: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là:

A. Lịch sử oai hùng của dân tộc ta.

B. Thế mạnh của dân tộc ta.

C. Một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

D. Giá trị truyền thống quý báu của ta.

Câu 09: Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của ….?

A. Những người trưởng thành.

B. Thanh niên.

C. Cơ quan, tổ chức.

D. Công dân.

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây nói lên trách nhiệm xây dựng Tổ quốc của thanh niên học sinh?

A. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

C. Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự.

D. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Câu 11: Trách nhiệm hàng đầu của thanh niên Việt Nam hiện nay đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là:

A. Chỉ cần xác định mục đích và động cơ học tập đúng.

B. Tham gia nhập ngũ khi địa phương gọi.

C. Tham gia các hoạt động của địa phương như vệ sinh môi trường.

D. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây nói lên trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của thanh niên học sinh?

A. Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn.

B. Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, đất nước.

C. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

D. Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.

Câu 13: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm:

A. Thương yêu và quý giá nhất đối với con người.

B. Sâu sắc nhất và gắn bó đối với con người.

C. Chân thật nhất và gần gũi nhất đối với con người.

D. Bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người.

Câu 14: Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở điểm nào sau đây?

A. Tích cực rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ.

B. Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

C. Giữ gìn trật tự,vệ sinh lớp học, trường học.

D. Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

Câu 15: Độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình của công dân nam giới ở nước ta hiện nay là:

A. Nam từ đủ 18 đến hết 26 tuổi.

B. Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi.

C. Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 36 tuổi.

D. Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

Câu 16: Sức mạnh của truyền thống yêu nước của dân ta được Bác ví như:

A. Một cơn gió.

B. Một cơn mưa.

C. Một âm thanh.

D. Một làn sóng.

Câu 17: Lòng yêu nước là gì?

A. Tình yêu quê hương, làng xóm và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.

B. Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng.

C. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.

D. Là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.

Câu 18: Ý nào sau đây không đúng khi nói về biểu hiện của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam:

A. Tình yêu quê hương, đất nước.

B. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.

C. Cần cù, sáng tạo trong lao động.

D. Tình thương yêu nhân loại.

Câu 19: Ý nào sau đây không đúng khi nói về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?

A. Là cội nguồn của hàng loạt các giá trị đạo đức khác của dân tộc.

B. Được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm.

C. Là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam.

D. Là truyền thống tự trong dân tộc Việt Nam sản sinh ra.

Câu 20: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây:

“Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và … cao quý của công dân”.

A. ý thức

B. tinh thần

C. lương tâm

D. quyền

Đánh giá bài viết
7 6.421
Sắp xếp theo

    Môn khác lớp 10

    Xem thêm