Trắc nghiệm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Trắc nghiệm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bao gồm 8 câu hỏi cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức toàn bộ bài tập đọc và trả lời câu hỏi, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

Theo MINH NHƯƠNG

Câu 1. Hội thi cơm ở Đổng Vân bắt nguồn từ đâu?

A. từ những hội thi cơm ở các làng khác

B. từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa

C. từ lễ hội ngày Tết truyền thống

D. từ lễ hội truyền thống của các dân tộc khác

Câu 2. Vừa nấu cơm, các đội thi vừa làm gì?

A. đan xen nhau uốn lượn giữa đường làng.

B. đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

C. đan xen nhau uốn lượn trên sân nhà văn hóa.

D. châm lửa giúp nhau cho không khí thêm sôi động.

Câu 3. Ban giám khảo chấm điểm ở hội thi thổi cơm trên theo những tiêu chí nào?

A. cơm sống

B. cơm trắng

C. cơm ngon

D. cơm khê

Câu 4. Vì sao việc giật giải thưởng trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng"?

A. Đó là bằng chứng chứng minh sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng của các thành viên trong đội thi với nhau.

B. Đó là bằng chứng chứng minh cuộc thi có văn hóa.

C. Đó là bằng chứng chứng minh họ giỏi.

D. Tất cả các ý trên

Câu 5. Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm

A. Mỗi đội cử ra một người chạy thi, ai chạy nhanh tới đích trước thì sẽ lấy được ngọn lửa to hơn.

B. Mỗi đội được phát hai hòn đá, phải ngồi đánh đến khi nào ra lửa thì thôi.

C. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy nén hương đã

cắm trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát 3 que diêm để châm vào hương

cho cháy thành ngọn lửa.

D. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy hai cục đá đã đặt trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát thêm một bó rơm, dùng hai cục đá đánh ra lửa cho bó rơm cháy.

Câu 6. Công đoạn nấu cơm được miêu tả như thế nào?

A. Người phía sau cầm một cái cần uốn cong hình cái cung vắt ra trước mặt người nấu cơm.Nhiệm vụ của họ là phải giữ cho cái cần này vững chắc để người phía trước vừa cầm đuốc điều khiển ngọn lửa vừa nấu cơm. Hai người cầm cần và cầm đuốc phối hợp nhịp nhàng đến khi cơm chín thì hoàn thành.

B. Mỗi người nấu cơm đều mang theo một cái cần cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo một cái nồi nho nhỏ. Người thổi cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.

C. Cơm được nấu chín từ bếp đã được đắp từ trước. Tuy nhiên để giữ nhiệt độ cho cơm tới khi giám khảo chấm họ phải dùng một chiếc cần treo nồi cơm lên rồi cầm một ngọn đuốc đung đưa phía dưới cứ như vậy đi tới chỗ chấm thi của giám khảo.

D. Cơm được nấu trong một chiếc niêu nhỏ tren vào một chiếc cần có hình cánh cung được người phía sau cầm, người phía trước cầm đuốc đung đưa đến khi cơm chín thì lại xới ra và cho mẻ khác vào. Tới khi hoàn thành họ ủ nồi cơm vào bếp đã đắp từ trước để giám khảo đến chấm.

Câu 7. Làm thế nào để đảm bảo sự công bằng cho hội thi nấu cơm?

A. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật cho giám khảo chấm.

B. Trong lúc chấm thi giám khảo sẽ bị bịt mắt.

C. Các đội thi không được biết trước giám khảo là ai.

D. Giám khảo trước khi chấm thi phải kí vào một bản cam kết chấm thi công bằng.

Câu 8. Qua bài văn này, tác giả gửi gắm tình cảm gì của mình với những nét đẹp truyền thống sinh hoạt văn hóa của dân tộc?

A. Ca ngợi truyền thống đoàn kết trong lịch sử dân tộc.

B. Ca ngợi những nét đẹp cổ truyền trong phong tục và sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

C. Trân trọng và tự hào với những nét đẹp cổ truyền trong phong tục và sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

D. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.

Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

B

B

D

C

B

A

B

Trên đây, VnDoc sưu tầm bài tập Trắc nghiệm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân cho các em học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức bài Tập đọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

Đánh giá bài viết
20 7.934
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

    Xem thêm