Trắc nghiệm môn Lịch sử 8 bài 20

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) được VnDoc tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử bài: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)

Câu 1: Nét mới nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  1. Đảng Cộng sản thành lập đóng vai trò lãnh đạo.
  2. Phong trào nổ ra liên tục, đều khắp.
  3. Phong trào có quy mô rộng lớn nổ ra khắp châu Á.
  4. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản thành lập ở một số nước và đóng vai trò lãnh đạo.

Câu 2: Phong trào đấu tranh nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc phong kiến ở châu Á?

  1. Phong trào Ngũ tứ
  2. Xô viết Nghệ Tĩnh
  3. Cách mạng Mông Cổ
  4. Khởi nghĩa Gia-va

Câu 3: Đầu thế kỉ XX, nước nào Đông Nam Á thoát khỏi thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân?

  1. Miến Điện.
  2. Phi-líp-pin.
  3. Thái Lan.
  4. In-đô-nê-xi-a.

Câu 4: Lực lượng chủ yếu của phong trào Ngũ tứ giai đoạn sau là?

  1. Học sinh B. Nông dân C. Công nhân D. Trí thức

Câu 5: Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á xuất hiện một nét mới đó là gì?

  1. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
  2. Giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng.
  3. Sự liên minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít.
  4. Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá rộng rãi.

Câu 6: Tính chất chống đế quốc của phong trào ngũ tứ thể hiện rõ nhất ở?

  1. Qui mô của phong trào
  2. Hình thức đấu tranh
  3. Lực lượng tham gia
  4. Khẩu hiệu đấu tranh

Câu 7: Năm 1930, Đảng Cộng sản được thành lập ở những nước nào?

  1. Việt Nam, Phi-líp-pin, Indonexia.
  2. Phi-líp-pin, Lào, Campuchia.
  3. Việt Nam, Phi-líp-pin, Mã Lai, Thái Lan.
  4. Campuchia, Mã Lai, Lào.

Câu 8: Giai cấp tầng lớp nào đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản?

  1. Tầng lớp trí thức mới
  2. Tầng lớp trí thức
  3. Giai cấp tư sản
  4. Tầng lớp công nhân.

Câu 9: Vào đầu thế kỉ XX, phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á có điểm mới là xuất hiện các

  1. Phái chính trị do những nhà yêu nước sáng lập.
  2. Nhóm chính trị do những nhà yêu nước sáng lập.
  3. Hội do những nhà yêu nước sáng lập.
  4. Chính đảng có tổ chức ảnh hưởng rộng lớn.

Câu 10: Bước tiến của phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á là?

  1. Xuất hiện các nhóm
  2. Xuất hiện các phái
  3. Xuất hiện các chính đảng
  4. Xuất hiện các hội.

Câu 11: Ở Ấn Độ, làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao trong khoảng thời gian nào?

  1. 1919-1923.
  2. 1918-1939.
  3. 1918-1922.
  4. 1918-1933.

Câu 12: Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pen-giáp (Ấn Độ) năm 1918 đã thu hút thành phần nào tham gia?

  1. Nông dân, thị dân và đặc biệt là công nhân.
  2. Tư sản, quý tộc mới và công nhân.
  3. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản.
  4. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.

Câu 13: Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á xuất hiện một nét mới, đó là gì?

  1. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
  2. Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá rộng rãi.
  3. Sự liên minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít.
  4. Giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng.

Câu 14: Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào?

  1. Bất hợp tác với thực dân Anh.
  2. Thương lượng với thực dân Anh để thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ.
  3. Bất bạo động.
  4. Bạo động chống thực dân Anh.

Câu 15: Trong những năm 30 của thế kỉ XX ở Việt Nam có phong trào cách mạng nào tiêu biểu?

  1. Xô viết Nghệ - Tĩnh.
  2. Duy Tân.
  3. Yên Bái.
  4. Đông Du.

Câu 16: Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào?

  1. Bất hợp tác với thực dân Anh
  2. Bạo động chống thực dân Anh
  3. Bất bạo động
  4. Thương lượng với thực dân Anh.

Câu 17: Điểm nổi bật nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  1. Phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú
  2. Lan rộng khắp các quốc gia
  3. Phong trào chủ tư sản phát triển.
  4. Giai cấp vô sản trưởng thành, tham gia lãnh đạo cách mạng.

Câu 18: Đầu thế kỉ XX, phong trào độc lập ở Đông Nam Á phát triển theo xu hướng nào?

  1. Tư sản.
  2. Vô sản.
  3. Phát triển song song hai xu hướng tư sản và vô sản.
  4. Thỏa hiệp.

Câu 19: Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á chịu tác động trực tiếp bởi

  1. Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga
  2. Sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ nhất
  3. Phong trào cách mạng Trung Quốc
  4. Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc.

Câu 20: Thế kỉ XX phong trào độc lập ở Đông Nam Á phát triển theo xu hướng nào?

  1. Xu hướng vô sản
  2. Xu hướng tư sản
  3. Xu hướng thỏa hiệp
  4. Phát triển song song tư sản và vô sản.

-----------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về các cuộc phong trào đấu tranh độc lập dân tộc tại châu Á những năm 1918 - 1939 được diễn ra vô cùng sôi nổi, tư tưởng đấu tranh giành độc lập dân tộc được hình thành...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939). Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 8, Giải bài tập Lịch Sử 8, Giải Vở BT Lịch Sử 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 8, Lý thuyết Lịch sử 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 852
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Lịch sử 8

    Xem thêm