Trắc nghiệm môn Lịch sử 8 bài 9

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX được VnDoc tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử bài: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

Câu 1: Một phái dân chủ cấp tiến do Ti- lắc đứng đầu đã tách ra khỏi Đảng Quốc đại, thường gọi là

  1. “Phái cấp tiến”.
  2. “Phái cực đoan”.
  3. “Phái ôn hòa”.
  4. “Phái đấu tranh”.

Câu 2: Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì?

  1. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
  2. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ.
  3. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ
  4. Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế

Câu 3: Năm 1825 – 1850, số người chết đói ở Ấn Độ là bao nhiêu?

  1. 400 000 B. 5 000 000 C. 15 000 000 D. 853 000

Câu 4: Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào?

  1. Tầng lớp tri thức
  2. Giai cấp nông dân
  3. Giai cấp công nhân
  4. Giai cấp tư sản.

Câu 5: Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?

  1. Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.
  2. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu.
  3. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ.
  4. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái nặng nề.

Câu 6: Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?

  1. Dùng phương pháp bạo lực.
  2. Dùng phương pháp thương lượng,
  3. Dùng phương pháp ôn hòa.
  4. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.

Câu 7: Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột Ấn Độ thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc nào?

  1. Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo để đàn áp nhân dân Ấn Độ
  2. Áp dụng chính sách "chia để trị".
  3. Thi hành chính sách “ngu dân”.
  4. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa.

Câu 8: Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm:

  1. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.
  2. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.
  3. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.
  4. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.

Câu 9: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào?

  1. Thế kỉ XVI
  2. Đầu thế kỉ XVIII
  3. Cuối thế kỉ XVIII
  4. Năm 1875

Câu 10: Cuộc chiến tranh giữa hai nước nào trong những năm 1754 - 1763 ngay trên đất nước Ấn Độ?

  1. Anh và Mĩ.
  2. Anh và Pháp.
  3. Anh và Nhật.
  4. Trung Quốc và Pháp.

Câu 11: Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã để lại hậu quả gì trong xã hội?

  1. Bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa các tầng lớp.
  2. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ.
  3. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp.
  4. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại.

Câu 12: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859) mang tính dân tộc?

  1. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, kể cả binh lính.
  2. Cuộc khởi nghĩa hưởng ứng được lời kêu gọi của những người yêu nước.
  3. Cuộc khởi nghĩa có tác dụng to lớn trong việc đánh đổ ách cai quản của Anh.
  4. Cuộc khởi nghĩa bước đầu lật đổ được phong kiến.

Câu 13: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Xi-pay là gì?

  1. Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân Ấn Độ
  2. Mang tính dân tộc sâu sắc.
  3. Đánh dấu bước ngoặt cho các phong trào cách mạng ở Ấn Độ.
  4. Thúc đẩy giai cấp tư sản đứng dậy chống thực dân Anh.

Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ?

  1. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.
  2. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.
  3. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua.
  4. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo)

Câu 15: Khởi nghĩa Xi-pay diễn ra từ năm nào đến năm nào?

  1. 1855- 1859 B. 1856- 1859 C. 1857- 1858 D. 1857- 1859

Câu 16: Trong 20 năm đầu (1885 – 1905), Đảng Quốc đại chủ chương dùng phương pháp gì để đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách Ấn Độ?

  1. Dùng bạo lực
  2. Dùng thương lượng
  3. Dùng phương pháp ôn hòa.
  4. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.

Câu 17: Phái “Cấp Tiến” do Ti-lắc cầm đầu, có thái độ như thế nào đối với thực dân Anh

  1. Kiên quyết chống Thực dân Anh
  2. Ôn hòa với Anh
  3. Lệ thuộc vào Anh
  4. Không kiên quyết chống thực dân Anh

Câu 18: Cuộc nổi dậy của công nhân PomPay là cuộc đấu tranh

  1. Vũ trang
  2. Chính trị
  3. Biểu tình
  4. Gồm tất cả ý kiến trên

Câu 19: Anh xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ vào thời gian nào?

  1. Thế kỉ X B. Thế kỉ XI C. Thế kỉ XII D. Thế kỉ XIII

Câu 20: Quốc gia nào đặt thống trị ở Ấn Độ đầu tiên?

  1. Anh B. Hà Lan C. Pháp D. Đức

-----------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về tình hình kinh tế, chính trị, chiến lược thực dân tại Ấn Độ trong những năm thế kỉ 18 - đầu thế kỉ XX...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 8, Giải bài tập Lịch Sử 8, Giải Vở BT Lịch Sử 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 8, Lý thuyết Lịch sử 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 615
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Lịch sử 8

    Xem thêm