Trắc nghiệm môn Sinh học 11 bài 31

Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 31: Tập tính ở động vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học bài: Tập tính ở động vật

Câu 1: Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau

A. Bẩm sinh, học được, hỗn hợp

B. Bẩm sinh, học được

C. Bẩm sinh, hỗn hợp

D. Học được, hỗn hợp

Câu 2: Cho các tập tính sau ở động vật

  1. Sự di cư của cá hồi
  2. Báo săn mồi
  3. Nhện giăng tơ
  4. Vẹt nói được tiếng người
  5. Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
  6. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
  7. Xiếc chó làm toán
  8. Ve kêu vào mùa hè

Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?

A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8); Tập tính học được: (2), (4), (5), (7)

B. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8); Tập tính học được: (3), (4), (5), (7)

C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8); Tập tính học được: (2), (4), (6), (7)

D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7); Tập tính học được: (2), (4), (5), (8)

Câu 3: Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?

A. Tập tính kiếm ăn

B. Tập tính di cư

C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ

D. Tập tính sinh sản

Câu 4: Xét các đặc điểm sau

  1. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể
  2. Rất bền vững và không thay đổi
  3. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện
  4. Do kiểu gen quy định

Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của tập tính bẩm sinh gồm:

A. (1) và (2)

B. (2) và (3)

C. (2), (3) và (4)

D. (1), (2) và (4)

Câu 5: Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?

  1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản
  2. Chúng có tuổi thọ ngắn
  3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron
  4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triển

Tổ hợp ý đúng là:

A. 1, 2, 4

B. 2, 4

C. 1, 2, 3, 4

D. 2, 3, 4

Câu 6: Cho các trường hợp sau

  1. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững
  2. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi
  3. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi
  4. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền

Điều không đúng với sự hình thành tập tính học được là

A. (1), (3) và (4)

B. (2), (3) và (4)

C. (1), (2) và (3)

D. (1), (2) và (4)

Câu 7: Bóng đen ập xuống nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập

A. In vết

B. Quen nhờn

C. Điều kiện hóa

D.Học ngầm

Câu 8: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

A. Sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

B. Phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

C. Sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền

D. Sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 9: Nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập

A.In vết

B. Quen nhờn

C. Học ngầm

D. Điều kiện hóa

Câu 10: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

A. Học được

B. Bẩm sinh

C. Hỗn hợp

D. Vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 11: Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tập tính học được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm

B. Tập tính học được có thể thay đổi và rất đa dạng

C. Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện

D. Số lượng tập tính học được không hạn chế

Câu 12: Xét các trường hợp sau

  1. Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính
  2. Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính
  3. Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính
  4. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 13: Xét các phát biểu sau đây

  1. Khi số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên
  2. Tập tính bẩm sinh thường rất bền vững
  3. hầu hết tập tính học được đều bền vững
  4. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh
  5. Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết
  6. Một số tập tính bẩm sinh do kiểu gen quy định

Có bao nhiêu phát biểu trên đúng về tập tính?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 14: Tập tính động vật là

A. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

B. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

D. Chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

Câu 15: Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của tập tính là

A. Kích thích → hệ thần kinh → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động

B. Kích thích → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động

C. Kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động

D. Kích thích → cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động

Câu 16: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi

A. Số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên

B. Kích thích của môi trường kéo dài

C. Kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần

D. Kích thích của môi trường mạnh mẽ

Câu 17: Khi nói về tập tính bẩm sinh của động vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sinh ra đã có

B. Mang tính bản năng

C. Dễ thay đổi

D. Được quy định trong kiểu gen

Câu 18: Xét các tập tính sau

  1. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại
  2. Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu
  3. Ve kêu vào mùa hè
  4. Học sinh nghe kể chuyện cảm động thì khóc
  5. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là

A. (2) và (5)

B. (3) và (5)

C. (3) và (4)

D. (4) và (5)

Câu 19: Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật?

  1. Thức ăn
  2. Hoạt động sinh sản
  3. Hướng nước chảy
  4. Thời tiết không thuận lợi

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 20: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

A. Sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể

B. Được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài

C. Học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể

D. Sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài

Câu 21: Ý nào không phải một phân loại của tập tính?

A. Tập tính bẩm sinh

B. Tập tính học được.

C. Tập tính hỗn hợp (Bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được)

D. Tập tính nhất thời.

Câu 22: Tập tính bẩm sinh ở động vật không có đặc điểm:

1. Sinh ra đã có, không cần học hỏi.

2. Mang tính bản năng.

3. Có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống.

4. Được quyết định bởi yếu tố di truyền (di truyền được).

A. 4

B. 1,2

C. 3

D. 3,4

Câu 23: Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?

A. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thẻ.

B. Rất bền vững và không thay đổi.

C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.

D. Do kiểu gen quy định.

Câu 24: Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là:

A. Tập tính thứ sinh

B. Tập tính bẩm sinh.

C. Bản năng

D. Cả B và C.

Câu 25: Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?

A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 31: Tập tính ở động vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11

Đánh giá bài viết
1 2.638
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm Sinh học 11

Xem thêm