Trắc nghiệm môn Sinh học 7 bài 11

Chúng tôi xin giới thiệu bài Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 11: Sán lá gan được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm có kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học: Sán lá gan

Câu 1: Ngành giun dẹp cơ thể

  1. Đối xứng tỏa tròn
  2. Đối xứng hai bên
  3. Không đối xứng
  4. Cơ thể có hình dạng không cố định

Câu 2: Ngành giun dẹp gồm

  1. Sán lông, sán lá
  2. Sán lá, sán dây
  3. Sán lông, sán dây
  4. Sán lông, sán lá, sán dây

Câu 3: Ngành giun dẹp, loài nào sống tự do

  1. Sán lông
  2. Sán lá
  3. Sán dây
  4. Không loài nào

Câu 4: Sán lá gan thích nghi với lối sống

  1. Kí sinh
  2. Ở biển
  3. Ngoài môi trường
  4. Đáp án khác

Câu 5: Vật chủ trung gian thường thấy của sán lá gan là gì?

  1. Cá.                                       B. Ốc                                         C. Trai.                      D. Hến.

Câu 6: Sán lá gan có bao nhiêu giác bám để bám để bám chắc vào nội tạng vật chủ?

  1. 1                                         B. 2                           C. 3                          D. 4

Câu 7: Nơi kí sinh của sán lá gan ở trâu, bò là

  1. Gan                                B. Tim                           C. Phổi                        D. Ruột non

Câu 8: Sán lá gan được xếp chung với ngành giun dẹp vì

  1. Chúng có lối sống kí sinh
  2. Chúng đều có lá sán
  3. Cơ thể dẹp có đối xứng hai bên
  4. Chúng có lối sống tự do

Câu 9: Hình dạng của sán lông là

  1. Hình trụ tròn.
  2. Hình sợi dài.
  3. Hình lá.
  4. Hình dù.

Câu 10: Mỗi ngày, sán lá gan đẻ bao nhiêu trứng

  1. 1000 trứng
  2. 2000 trứng
  3. 3000 trứng
  4. 4000 trứng

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan?

  1. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
  2. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau.
  3. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông.
  4. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao.

Câu 12: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với sống kí sinh là

  1. Mắt và giác quan phát triển
  2. Hệ tiêu hóa tiêu giảm
  3. Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển
  4. Hệ sinh dục lưỡng tính

Câu 13: Phát biểu nào sau đây về sán lá gan là đúng?

  1. Thích nghi với lối sống bơi lội tự do.
  2. Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
  3. Sán lá gan không có giác bám.
  4. Sán lá gan có cơ quan sinh dục lưỡng tính.

Câu 14: Sán lông và sán lá gan giống nhau ở điểm nào sau đây?

  1. Phương thức di chuyển.
  2. Lối sống.
  3. Hình dạng cơ thể.
  4. Mức độ phát triển thị giác.

Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lá gan?

  1. Miệng nằm ở mặt bụng.
  2. Mắt và lông bơi tiêu giảm.
  3. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng kém phát triển.
  4. Có cơ quan sinh dục đơn tính.

Câu 16: Vòng đời của sán lá gan có đặc điểm nào dưới đây?

  1. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
  2. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau.
  3. Sán trưởng thành kết bào xác vào mùa đông.
  4. Ấu trùng sán có khả năng hoá sán trưởng thành cao.

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lông?

  1. Có lông bơi.
  2. Có giác bám.
  3. Mắt tiêu giảm.
  4. Sống kí sinh.

Câu 18: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau

Sán lá gan đẻ nhiều trứng, trứng gặp nước nở thành ấu trùng …(1)… và sau đó ấu trùng kí sinh trong …(2)…, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng …(3)…, loại ấu trùng này rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh và biến đổi trở thành …(4)…. Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

  1. (1): có đuôi; (2): cá; (3): có lông bơi; (4): trứng sán
  2. (1): có đuôi; (2): ốc; (3): có lông bơi; (4): kén sán
  3. (1): có lông bơi; (2): ốc; (3): có đuôi; (4): kén sán
  4. (1): có lông bơi; (2): cá; (3): có đuôi; (4): trứng sán

Câu 19: Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào

  1. Phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng với nhiều vật chủ
  2. Đẻ nhiều trứng
  3. Hình thành kén sán để chờ vật chủ
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 20: Sán lá gan làm cho trâu bò

  1. Ăn khỏe hơn
  2. Lớn nhanh
  3. Gầy rạc và chậm lớn
  4. Không ảnh hưởng

---------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 11: Sán lá gan gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về đặc điểm, cấu tạo và tác hại của sán lá gan....

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 11: Sán lá gan. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Lý thuyết Sinh học 7, Giải VBT Sinh 7, Tài liệu học tập lớp 7

Đánh giá bài viết
1 1.693
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm Sinh học 7

Xem thêm