Trắc nghiệm môn Sinh học 7 bài 24

Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm có kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác

Câu 1: Tại sao nói lớp giáp xác rất đa dạng và phong phú?

  1. Số lượng loài lớn
  2. Môi trường sống đa dạng
  3. Số lượng cá thể lớn
  4. Bao gồm tất cả các ý trên

Câu 2: Lớp Giáp xác có khoảng bao nhiêu loài?

  1. 10 nghìn
  2. 20 nghìn
  3. 30 nghìn
  4. 40 nghìn

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Hầu hết các giáp xác đều có hại cho con người.
  2. Các giáp xác nhỏ trong ao, hồ, sông, biển là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài cá.
  3. Giáp xác chỉ sống được trong môi trường nước.
  4. Chân kiếm sống tự do là thủ phạm gây chết cá hàng loạt.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây khiến cho rận nước, chân kiếm mặc dù có kích thước bé nhưng lại là thức ăn cho các loài cá công nghiệp và các động vật lớn?

  1. Sinh sản nhanh.
  2. Sống thành đàn.
  3. Khả năng di chuyển kém.
  4. Tất cả ý kiến trên đều đúng.

Câu 5: Giáp xác gây hại gì đến đời sống con người và các động vật khác?

  1. Truyền bệnh giun sán.
  2. Kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt.
  3. Gây hại cho tàu thuyền và các công trình dưới nước.
  4. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 6: Động vật nào dưới đây không sống ở biển?

  1. Rận nước.
  2. Cua nhện.
  3. Mọt ẩm.
  4. Tôm hùm.

Câu 7: Đặc điểm nào KHÔNG phải của loài mọt ẩm?

  1. Có thể bò
  2. Sống ở biển
  3. Sống trên cạn
  4. Thở bằng mang

Câu 8: Khi quan sát bằng mắt thường, cua đồng đực và cua đồng cái sai khác nhau ở điểm nào?

  1. Cua cái có đôi càng và yếm to hơn cua đực.
  2. Cua đực có đôi càng to khoẻ hơn, cua cái có yếm to hơn cua đực.
  3. Cua đực có yếm to hơn nhưng đôi càng lại nhỏ hơn cua cái.
  4. Cua đực có đôi càng và yếm to hơn cua cái.

Câu 9: Loài nào được coi là giáp xác lớn nhất?

  1. Rận nước
  2. Cua nhện
  3. Tôm ở nhờ
  4. Con sun

Câu 10: Loài giáp xác nào thích nghi lối sống hang hốc?

  1. Tôm ở nhờ
  2. Cua đồng đực
  3. Rện nước
  4. Chân kiếm

Câu 11: Giáp xác có vai trò như thế nào trong đời sống con người?

  1. Làm nguồn nhiên liệu thay thế cho các khí đốt.
  2. Được dùng làm mỹ phẩm cho con người.
  3. Là chỉ thị cho việc nghiên cứu địa tầng.
  4. Là nguồn thực phẩm quan trọng của con người.

Câu 12: Ở cua, giáp đầu – ngực chính là

  1. Mai.
  2. Tấm mang.
  3. Càng.
  4. Mắt.

Câu 13: Môi trường sống và khả năng di chuyển của con sun lần lượt là gì?

  1. Sống ở nước ngọt, cố định.
  2. Sống ở biển, di chuyển tích cực.
  3. Sống ở biển, cố định.
  4. Sống ở nước ngọt, di chuyển tích cực.

Câu 14: Loài giáp xác nào mang lại thực phẩm cho con người?

  1. Chân kiếm
  2. Mọt ẩm
  3. Tôm hùm
  4. Con sun

Câu 15: Giáp xác có thể gây hại

  1. Truyền bệnh giun sán
  2. Kí sinh ở da và mang cá
  3. Làm giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền
  4. Tất cả các đáp án trên đúng

---------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về đặc điểm cấu tạo và sự đa dạng, vai trò của lớp giáp xác...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Lý thuyết Sinh học 7, Giải VBT Sinh 7, Tài liệu học tập lớp 7

Đánh giá bài viết
2 958
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Sinh học 7

    Xem thêm