Trắc nghiệm môn Sinh học 7 bài 43

Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm có kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học: Cấu tạo trong của chim bồ câu

Câu 1: Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của chim bồ câu khác với thằn lằn là gì?

  1. Miệng có mỏ sừng
  2. Trên thực quản có chỗ phình to là diều
  3. Không có miệng và mỏ sừng
  4. Dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến

Câu 2: Số túi khí trong hệ thống túi khí của chim bồ câu là

  1. 9 túi.                           B. 8 túi.                          C. 7 túi.                   D. 6 túi.

Câu 3: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Ở chim bồ câu, tim có …(1)…, gồm hai nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái chứa máu …(2)… và nửa phải chứa máu …(3)….

  1. (1): bốn ngăn; (2): đỏ thẫm; (3): đỏ tươi
  2. (1): bốn ngăn; (2): đỏ tươi; (3): đỏ thẫm
  3. (1): ba ngăn; (2): đỏ tươi; (3): đỏ thẫm
  4. (1): ba ngăn; (2): đỏ thẫm; (3): đỏ tươi

Câu 4: Khi chim đậu, hoạt động hô hấp được thực hiện nhờ

  1. Sự nâng hạ của thềm miệng.
  2. Sự nâng hạ của cơ ức đòn chũm.
  3. Sự thay đổi của thể tích lồng ngực.
  4. Sự hút đẩy của hệ thống túi khí

Câu 5: Ngoài vai trò dự trữ khí cho hô hấp, hệ thống túi khí ở chim bồ câu có vai trò gì?

  1. Giảm khối lượng riêng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.
  2. Giúp giảm ma sát giữa các nội quan với nhau khi bay.
  3. Giúp giữ ấm cơ thể chim.
  4. Giúp hạn chế sức cản của không khí khi hạ cánh.

Câu 6: Hệ hô hấp của chim bồ câu bao gồm các bộ phận sau

  1. Khí quản, phế quản, 2 lá phổi, túi khí.
  2. Da, khí quản, phế quản, 2 lá phổi.
  3. Khí quản, 2 lá phổi, túi khí.
  4. Khí quản, phế quản, phổi.

Câu 7: Khi đậu chim hô hấp bằng

  1. Các túi khí
  2. Sự thay đổi thể tích lồng ngực
  3. Trao đổi khí qua da
  4. Phổi và da

Câu 8: Đặc điểm cấu tạo của phổi chim là

  1. Có nhiều vách ngăn
  2. Có hệ thống ống khí thông với các túi khí
  3. Không có vách ngăn
  4. Có mao mạch phát triển

Câu 9: Sự tiêu giảm, thiếu hụt một số bộ phận trên cơ thể có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của chim bồ câu?

  1. Giúp hạn chế sức cản của không khí lên cơ thể khi hạ cánh.
  2. Giúp giảm ma sát giữa các nội quan khi bay.
  3. Giúp giảm khối lượng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.
  4. Giúp giảm mức năng lượng tiêu hao.

Câu 10: Đặc điểm nào của chim giúp nó giảm trọng lượng khi bay?

  1. Không có răng
  2. Có túi khí
  3. Không có bóng đái
  4. Tất cả các đặc điểm trên đều đúng

Câu 11: Chức năng của diều trong quá trình tiêu hóa ở chim

  1. Làm mềm thức ăn
  2. Nghiền nát thức ăn
  3. Tiết dịch tiêu hóa
  4. Lấy thức ăn

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây về chim bồ câu là đúng?

  1. Hệ thống túi khí phân nhánh gồm 8 túi len lỏi vào các hốc xương.
  2. Mỗi lứa đẻ khoảng 5 – 10 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.
  3. Chim mái có buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải phát triển.
  4. Có thận sau, không có bóng đái.

Câu 13: Trong hệ bài tiết của chim bồ câu thì cơ quan nào bị tiêu giảm?

  1. Thận sau.
  2. Huyệt.
  3. Ống dẫn nước tiểu.
  4. Bóng đái.

Câu 14: Hệ tuần hoàn của chim có đặc điểm

  1. Tim 2 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
  2. Tim 3 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
  3. Tim 4 ngăn không hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn
  4. Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

Câu 15: Diều ở chim bồ câu có vai trò gì?

  1. Dự trữ thức ăn.
  2. Tiết sữa diều nuôi chim non.
  3. Làm thức ăn mềm ra.
  4. Là nơi tiêu hoá một phần thức ăn.

Số ý đúng là

  1. 1.                                     B. 2                               C. 3.                    D. 4

Câu 16: Bộ não của chim bồ câu gồm

  1. Não trước và não giữa
  2. Não giữa và não sau
  3. Não sau và não trước
  4. Não trước, não giữa và não sau

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây về hệ thần kinh và giác quan của chim bồ câu là sai?

  1. Chưa có vành tai.
  2. Chưa có ống tai ngoài.
  3. Có mi mắt thứ ba.
  4. Đại não, hai thùy thị giác và tiểu não phát triển hơn bò sát.

Câu 18: Hệ sinh dục chim có đặc điểm nào?

  1. Chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẫn tinh, ở chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.
  2. Chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẫn tinh, ở chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải phát triển.
  3. Chim trống có đôi tinh hoàn và chỉ có ống dẫn tinh bên trái phát triển, ở chim mái có buồng trứng và ống dẫn trứng
  4. Chim trống có đôi tinh hoàn và chỉ có ống dẫn tinh bên phải phát triển, ở chim mái có buồng trứng và ống dẫn trứng

---------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về cấu tạo trong, cách vận hành khi bay của chim bồ câu...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Lý thuyết Sinh học 7, Giải VBT Sinh 7, Tài liệu học tập lớp 7.

Đánh giá bài viết
1 172
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Sinh học 7

    Xem thêm