Trắc nghiệm Nếu trái đất thiếu trẻ con

Trắc nghiệm Nếu trái đất thiếu trẻ con

Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5: Nếu trái đất thiếu trẻ con bao gồm 9 câu hỏi cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức toàn bộ bài tập đọc và trả lời câu hỏi, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo.

Nếu trái đất thiếu trẻ con

(Trích)

Tôi và Anh vào Cung Thiếu nhi

Gặp các em

Và xem tranh vẽ

Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều gương mặt trẻ

Trẻ nhất là các em.

Pô-pốp bảo tôi:

“Anh hãy nhìn xem:

Có ở đâu đầu tôi đo được thế?

Anh hãy nhìn xem!

Và thế này thì “ghê gớm” thật:

Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt

Các em tô lên một nửa số sao trời!”

Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười

Nụ cười trẻ nhỏ

Những chú ngựa xanh lại nằm trên cỏ

Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa

Qua tấm lòng các em

Cả thế giới quàng khăn đỏ

Các anh hùng là những – đứa – trẻ - lớn – hơn.

Ngộ nghĩnh là các em

Sáng suốt là các em

Tôi lặng người sau lời Pô-pốp:

“Nếu trên trái đất này, trẻ con biến mất

Thì bay hay bò

Cũng vô nghĩa như nhau”.

ĐỖ TRUNG LAI

Câu 1. Nhân vật Tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai?

a. Tác giả và Pô-Pốp.

b. Trẻ em và tác giả.

c. Tác giả và trẻ em.

Câu 2. Khổ thơ nào nói về cảm giác thích thú của anh hùng Pô-Pốp khi xem tranh các bạn thiếu nhi vẽ?

a. Khổ thơ thứ nhất.

b. Khổ thơ thứ hai.

c. Khổ thơ thứ ba.

Câu 3. Tranh vẽ các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?

a. Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa.

b. Cả thế giới khăn quàng đỏ.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Tác giả viết bài thơ để làm gì?

a. Để nói lên tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ thơ.

b. Để nói lên sự lì lợm của trẻ thơ.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 5. Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to: -Lạy thầy! Hôm nay con đem các moan sinh đến để tạ ơn thầy.

a. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

b. Đánh dấu chỗ bất đầu lời nói của nhân vật đối thoại.

c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 6. Dấu ngoặc kép trong câu “Và thế này thì “ghê gớm” thật” có tác dụng gì?

a. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

c. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 7. Trong bài thơ trên, dòng thơ nào được điệp lại hai lần để thể hiện cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh?

A. Những chú ngựa xanh lại nằm trên cỏ

B. Anh hãy nhìn xem

C. Qua tấm lòng các em

D. Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa

Câu 8. Vẽ ra cả thế giới quàng khăn đỏ và coi các anh hùng như những đứa trẻ lớn hơn thể hiện điều gì trong tâm hồn tác giả?

A. khát vọng trẻ em được sống trong bình đẳng

B. mong ước trẻ em được sống trong tình yêu thương

C. mong ước người lớn muốn gần gũi, có tâm hồn, hồn nhiên như trẻ em

d. khát vọng trẻ em có quyền được hưởng hạnh phúc

Câu 9. Ba dòng thơ cuối là lời của ai nói với ai?

A. Lời anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai

B. Lời nhà thơ Đỗ Trung Quân nói với người đọc

C. Lời nhà thơ Đỗ Trung Lai nói về Hà Nội.

D. Lời nhà thơ Đỗ Trung Lai với anh hùng Pô-pốp

Đáp án Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

a

b

c

a

b

c

b

b

a

Trên đây, VnDoc sưu tầm bài tập Trắc nghiệm Nếu trái đất thiếu trẻ con cho các em học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức bài Tập đọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

Đánh giá bài viết
3 1.024
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

Xem thêm