Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 6

Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa

Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 6 do VnDoc biên soạn với các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 bám sát nội dung kiến thức trọng tâm phần Tiến hóa Sinh học 12 nhằm hỗ trợ học sinh ôn luyện nâng cao kết quả học tập lớp 12.

Trắc nghiệm Sinh học 12 Tiến hóa - Phần 6

Câu 1. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Thực vật có hạt phát sinh ở kỉ Cacbon của đại Trung Sinh.

(2) Chim và thú phát sinh ở kỉ Tam Điệp của Đại tân sinh

(3) Các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ Đệ tam (thứ 3) của Đại Tân Sinh.

(4) Bò sát cổ ngự trị ở Kỉ Jura của đại Trung sinh.

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 2. Năm 2004, các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của loài người lùn nhỏ bé H.floresiensis tồn tại cách đây khoảng 1800 năm trên hòn đảo của Indonesia. Loài người này chỉ cao khoảng 1m và được cho là phát sinh từ loài?

A. Homo habilis

B. Homo neanderthalensis

C. Homo sapiens

D. Homo erectus

Câu 3. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nguyên nhân là vì

A. thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc.

B. thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó.

C. thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc.

D. khi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc.

Câu 4. Cơ chế hình thành loài nào có thể tạo ra loài mới có hàm lượng DNA ở trong nhân tế bào cao hơn nhiều so với hàm lượng DNA của loài gốc?

A. Hình thành loài bằng con đường địa lí

B. Hình thành loài bằng con đường cách li tập tính

C. Hình thành loài bằng con đường sinh thái

D. Hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa

Câu 5. Điều gì đúng với yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên

(1) Chúng đều là các nhân tố tiến hóa

(2) Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên

(3) Chúng đều dẫn đến sự thích nghi

(4) Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thểCâu trả lời đúng là:

A. (1), (3)

B. (2), (3)

C. (1), (4)

D. (1), (2)

Câu 6. Trong sự hình thành các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất KHÔNG có sự tham gia của những nguồn năng lượng nào sau đây?

A. Hoạt động của núi lửa, sự phân rã nguyên tố phóng xạ

B. Sự phóng điện trong khí quyển, bức xạ mặt trời

C. Tia tử ngoại, bức xạ nhiệt của mặt trời

D. Tia tử ngoại, năng lượng sinh học

Câu 7. Về quá trình phát sinh sự sống trên trái đất, nhận định nào dưới đây KHÔNG chính xác?

A. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi và dịch mã.

B. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học.

C. Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN

D. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai vả sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên.

Câu 8. Loài người có cột sống hình chữ S và dáng đứng thẳng trong khi tổ tiên của loài người lại có cột sống hình chữ C và dáng đi khom. Sự khác biệt này chủ yếu là do

A. loài người có quá trình lao động và tập thể dục.

B. sự phát triển của não bộ và ý thức.

C. tác động của chọn lọc tự nhiên dựa trên những đột biến sẵn có.

D. quá trình tự rèn luyện của cá thể.

Câu 9. Hình thành loài khác khu vực địa lí dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cùng khu vực đia lí. Giải thích nào sau đây hợp lí nhất?

A. Hình thành loài bằng con đường địa lí có thể xảy ra trên đất liền và các quần đảo.

B. Cách li địa lí làm giảm đáng kể dòng gen giữa các quần thể. Trong khi đó dòng gen dễ xảy ra đối với các quần thể trong cùng một khu vực địa lí.

C. Trong tự nhiên sự có chia li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra do xuất hiện các trở ngại địa lí hoặc do sinh vật phát tán, di cư.

D. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường trải qua các dạng trung gian, từ một dạng trung gian có thể hình thành nên các loài mới.

Câu 10. Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kì Cacbon của đại cổ sinh có đặc điểm:

A. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.

B. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.

C. Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng.

D. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra các kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi.

B. Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen của sinh vật thông qua đó chọn lọc kiểu hình thích nghi.

D. Cách li địa lí trực tiếp gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật.

Câu 12. Xét các ví dụ sau:

(1) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi

(2) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la, con la không có khả năng sinh sản

(3) Các cây khác loài có mùa ra hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này không thụ phấn cho hoa của loài cây khác

(4) Các loài ếch nhái sinh sản cùng một mùa nhưng có tập tính giao phối khác nhau nên giữa chúng thường không có sự sinh sản

Có bao nhiêu ví dụ về cách li sau hợp tử

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 13. Khi nói về vai trò của cách li địa lí, trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể cách li.

(2) Cách li địa lí kéo dài là điều kiện cần thiết để dẫn đến cách li sinh sản.

(3) Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra nhanh hơn.

(4) Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 14. Để giải thích trong tự nhiên các cá thể song nhị bội thường trở thành loài mới, điều nào sau đây là hợp lí nhất?

A. Thể song nhị bội có bộ nhiễm sắc thể khác với bộ NST của hai loài bố mẹ nên khi giao phối trở lại các dạng bố mẹ thì cho con lai bất thụ

B. Thể song nhị bội là các cá thể có bộ NST bao gồm hai bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau

C. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài khá phổ biến ở thực vật

D. Thể song nhị bội có thể nhân lên theo con đường sinh sản vô tính, vì vậy có thể hình thành loài mới

Câu 15. Trong lịch sử phát sinh phát triển của sinh vật, hóa thạch của sinh vật nhân thực cổ nhất được phát hiện ở

A. đại nguyên sinh

B. đại trung sinh

C. đại thái cổ

D. đại cổ sinh

Đáp án trắc nghiệm Sinh học 12

Câu123456789101112131415
Đáp ánCDCDCDDCCDBAAAA

Tham khảo thêm các đề ôn luyện môn Sinh học 12 tại đây:

Đánh giá bài viết
1 875
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Sinh học 12

    Xem thêm