Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 35

VnDoc xin giới thiệu bài Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm có kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

Câu 1. Trong điều kiện thời tiết giá lạnh, khi gieo hạt người ta thường che chắn bằng nilon hoặc phủ rơm rạ. Việc làm trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với sự nảy mầm của hạt?

A. Độ thoáng khí
B. Độ ẩm
C. Nhiệt độ
D. Ánh sáng

Câu 2. Việc làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt có ý nghĩa gì?

A. Giúp hạt không bị nhiệt độ cao của môi trường đất đốt nóng
B. Giúp khí ôxi xâm nhập vào đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của hạt
C. Giúp tăng khả năng hấp thụ nước của hạt sau khi gieo cấy
D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 3. Trong các loại hạt dưới đây, hạt nào giữ được khả năng nảy mầm lâu nhất?

A. Hạt lạc
B. Hạt bưởi
C. Hạt sen
D. Hạt vừng

Câu 4. Để hạt được nảy mầm trong điều kiện thời tiết lý tưởng, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Tưới tiêu hợp lí
B. Phủ rơm rạ lên hạt mới gieo
C. Làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt
D. Gieo hạt đúng thời vụ

Câu 5. Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào giúp cho hạt đã gieo hô hấp tốt hơn?

1. Phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo

2. Cày xới đất thật kỹ trước khi gieo hạt

3. Tháo hết nước trong trường hợp đất mang hạt đã gieo bị ngập úng

4. Thường xuyên bón phân cho hạt đã gieo

A. 2, 3
B. 1, 2, 3
C. 2, 3, 4
D. 2, 4

Câu 6. Trong các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt, điều kiện nào đóng vai trò tiên quyết?

A. Hạt được trồng tại vùng đất tơi xốp, giàu khoáng.
B. Hạt được bảo quản tốt, vẫn giữ nguyên vẹn phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
C. Hạt được che đậy kĩ càng bằng rơm, rạ sau khi gieo.
D. Hạt được gieo đúng thời vụ.

Câu 7. Chọn một số hạt đậu tốt, khô cho vào 3 cốc thuỷ tinh, cốc 1 không cho nước, cốc 2 đổ ngập nước còn cốc 3 lót dưới những hạt đậu một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc vào chỗ mát. Sau một thời gian, hạt ở cốc nào sẽ nảy mầm?

A. Cả ba cốc
B. Cốc 3
C. Cốc 2
D. Cốc 1

Câu 8. Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là

A. Không khí, nhiệt độ và độ pH thích hợp.
B. Không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
C. Ánh sáng, nhiệt độ và độ pH thích hợp.
D. Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

Câu 9. Hạt lạc giữ được khả năng nảy mầm khoảng

A. 3 – 5 năm.
B. 1 – 2 năm.
C. 7 – 8 tháng.
D. 1 – 2 tháng.

Câu 10. Hạt sẽ mất hoàn toàn khả năng nảy mầm trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bị luộc chín
B. Vùi vào cát ẩm
C. Nhúng qua nước ấm
D. Phơi ngoài ánh sáng mặt trời

Câu 11: Tại sao trời rét các bác nông dân phải ủ ấm cho mạ?

A. Tạo nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm

B. Làm cho đất thoáng, cung cấp đủ không khí cho hạt hô hấp khi nảy mầm

C. Làm cho đất giữ được nước, đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết

D. Tất cả đều đúng

Câu 12: Điều kiện bên ngoài giúp hạt nảy mầm là

A. Nhiệt độ, không khí, độ ẩm

B. Độ ẩm, nước, chất lượng hạt

C. Nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng hạt

D. Tất cả đều đúng

Câu 13: Khi trời mưa bị ngập úng ta cần tháo nước ngay vì

A. Bảo đảm cho hạt có đủ không khí để hô hấp.

B. Đảm bảo chất lượng hạt giống tốt nhất, tránh mối, mọt, nấm mốc phá hoại

C. Giúp hạt gặp những điều kiện thuận lợi nhất về lượng nước, nhiệt độ, không khí để hạt nảy mầm tốt nhất

D. Đảm bảo cho hạt được nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, tránh nhiệt độ thấp.

Câu 14: Tại sao phải gieo trồng hạt đúng thời vụ?

A. Giúp hạt gặp những điều kiện thuận lợi nhất về lượng nước, nhiệt độ, không khí để hạt nảy mầm tốt nhất

B. Đảm bảo chất lượng hạt giống tốt nhất, tránh mối, mọt, nấm mốc phá hoại

C. Bảo đảm cho hạt có đủ không khí để hô hấp.

D. Đảm bảo cho hạt được nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, tránh nhiệt độ thấp.

Câu 15: Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho Hạt nảy mầm?

A. Đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp, hạt chắc mẩy, không mối mọt, không sâu bệnh.

B. Hạt phải khô.

C. Hạt chắc mẩy, không mối mọt, không sâu bệnh.

D. Đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp.

Câu 16: Trong nông nghiệp, sau khi gieo hạt gặp trời mưa kéo dài, đất bị ngập úng ta phải

A. Phủ rơm rạ nhằm tránh nhiệt độ thấp, hạt không nảy mầm được.

B. Tiến hành làm đất tơi xốp để tạo điều kiện thông thoáng cho hạt hô hấp.

C. Phun thuốc phòng trừ các loại sâu bệnh cơ hội.

D. Tháo hết nước để hạt có đủ không khí hô hấp.

---------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về vai trò và đặc điểm để hạt nảy mầm...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 6, Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh 7, Tài liệu học tập lớp 6.

Đánh giá bài viết
5 2.223
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Sinh học 6

    Xem thêm