Trắc nghiệm Vật lý 7 bài 9

Bài tập trắc nghiệm Vật lý 7

Trắc nghiệm Vật lý 7 bài 9 với các câu hỏi trắc nghiệm Lý được xây dựng bám sát theo chương trình học lớp 7 hỗ trợ thầy cô cùng các em học sinh trong quá trình học tập, ôn luyện đạt thành tích cao.

Trắc nghiệm Vật lý 7 bài 9: Tổng kết chương 1 Quang Học

Câu 1: Ta nhìn thấy trời đang nắng ngoài cánh đồng khi

A. Mặt Trời chiếu ánh sáng thẳng vào cánh đồng.

B. Mắt hướng ra phía cánh đồng.

C. Cánh đồng nằm trong vùng có ánh sáng.

D. Cánh đồng hắt ánh sáng Mặt Trời vào mắt ta.

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống:

Khi Trái Đất ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng thì mặt trăng đi vào ... của Trái Đất nên không được Mặt Trời chiếu sáng

A. Trong suốt

B. Vùng bóng tối

C. Đồng tính

D. Vùng bóng nửa tối

Câu 3: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 30o. góc phản xạ bằng:

A. 15o

B. 30o

C. 45o

D. 60o

Câu 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là:

A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật

B. Ảnh ảo lớn hơn vật

C. Ảnh thật nhỏ hơn vật

D. Ảnh thật lớn hơn vật

Câu 5: Khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. Câu kết luận đúng là

A. Ảnh nhìn thấy trong gương luôn nhỏ hơn vật.

B. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo bằng vật.

C. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo luôn lớn hơn vật.

D. Ảnh nhìn thấy trong gương hứng được trên màn.

Câu 6: Chùm sáng hội tụ là chùm sáng mà

A. Các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

B. Các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng

C. Các tia sáng loe rộng trên đường truyền của chúng.

D. Các tia sáng loe rộng ra, kéo dài gặp nhau.

Câu 7: Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với

A. Tia tới và đường vuông góc với tia tới.

B. Tia tới và pháp tuyến với gương.

C. Đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc với tia tới.

D. Tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới.

Câu 8: Những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là:

A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.

B. Ảnh có kích thước bằng vật.

C. Khoảng cách từ gương đến ảnh và vật bằng nhau.

D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Khi hiện tượng nhật thực xảy ra có hai người đứng ở hai nơi trên trái đất, một người cho rằng đã xảy ra hiện tượng nhật thực tòan phần, người kia lại cho là xảy ra hiện tượng nhật thực một phần. Vì sao?

A. Đứng trong vùng bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất sẽ quan sát được nhật thực toàn phần

B. Đứng trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất sẽ quan sát thấy nhật thực một phần

C. Cả 2 đều đúng

D. Cả 2 đều sai

Câu 10: Hứng mặt phản xạ của gương cầu lõm về phía ánh sáng Mặt Trời ta thu được chùm tia phản xạ là chùm gì?

A. Chùm hội tụ

B. Chùm phân kì

C. Cả 2 chùm hội tụ và phân kì

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 11: Một vật như thế nào (điều kiện về vật) thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó? Chọn câu trả lời sai

A. Vật phát ra ánh sáng

B. Vật phải được chiếu sáng

C. Vật không phá sáng mà cũng không được chiếu sáng

D. Vật phải đủ lớn và không cách mắt quá xa

Câu 12: Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Mặt Trời

B. Mặt Trăng

C. Ngọn nến đang cháy

D. Cục than gỗ đang nóng đỏ

Câu 13: Chọn câu trả lời đầy đủ nhất Gương cầu lõm có thể tạo ra:

A. Ảnh ảo, lớn hơn vật

B. Ảnh thật

C. Ảnh ảo lớn hơn vật khi đặt gần sát gương, ảnh hật khi vật ở xa gương

D. Ảnh hứng được trên màn chắn

Câu 14: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ mọt góc 88o. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu?
A. 44o

B. 46o

C. 88o

D. 2o

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Vật lý 7

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án D B D A C B D D C A C B C A
Đánh giá bài viết
5 1.004
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm Vật lý 7

Xem thêm