Trắc nghiệm Vật lý 8 bài 1

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8 bài 1: Chuyển động cơ học được chúng tôi tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Vật lý lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý: Chuyển động cơ học

Câu 1: Chuyển động cơ học là

  1. Sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác
  2. Sự thay đổi phương chiều của vật
  3. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác
  4. Sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác

Câu 2: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì

  1. Một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.
  2. Một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
  3. Một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.
  4. Một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.

Câu 3: Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí Thuỷ phù lên Huế, nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là

  1. Người soát vé đang đi lại trên xe
  2. Tài xế
  3. Trạm thu phí Thủy Phù
  4. Khu công nghiệp Phú Bài

Câu 4: Dạng chuyển động của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng AK là

  1. Chuyển động thẳng
  2. Chuyển động cong
  3. Chuyển động tròn
  4. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 5: Dạng chuyển động của quả bom được thả ra từ máy bay ném bom B52 là

  1. Chuyển động thẳng
  2. Chuyển động cong
  3. Chuyển động tròn
  4. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 6: Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là

  1. Chuyển động thẳng
  2. Chuyển động cong
  3. Chuyển động tròn
  4. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 7: Hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất sẽ:

  1. Chuyển động so với tàu thứ hai
  2. Đứng yên so với tàu thứ hai
  3. Chuyển động so với tàu thứ nhất.
  4. Chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai

Câu 8: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  1. Các ô tô chuyển động đối với nhau
  2. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà
  3. Các ô tô đứng yên đối với nhau
  4. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô

Câu 9: Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếc va li đặt trên giá để hàng. Vậy va li có chuyển động

  1. Chuyển động so với thành tàu
  2. Chuyển động so với đầu máy
  3. Chuyển động so với người lái tàu
  4. Chuyển động so với đường ray

Câu 10: Chuyển động của đầu van xe đạp so với trục xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là

  1. chuyển động tròn
  2. Chuyển động thẳng
  3. Chuyển động cong
  4. Là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn

Câu 11: Chuyển động của đầu van xe đạp so với mặt đường khi xe chuyển động thẳng trên đường là:

  1. Chuyển động tròn
  2. Chuyển động thẳng
  3. Chuyển động cong
  4. Là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn

Câu 12: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?

  1. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc
  2. Chuyển động của ô tô khi khởi hành
  3. Chuyển động của đầu kim đồng hồ
  4. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga

Câu 13: Dạng chuyển động của tuabin nước trong nhà máy thủy điện Sông Đà là

  1. Chuyển động thẳng
  2. Chuyển động cong
  3. Chuyển động tròn
  4. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 14: Một hành khách đang ngồi trên xe buýt đi từ Thủy Phù lên Huế, hành khách này chuyển động so với:

I/ Tài xế

II/ Một hành khách khác

III/ Một người đi xe đạp trên đường

IV/ Cột mốc

  1. III
  2. II, III và IV
  3. Cả I, II, III và IV
  4. III và IV

Câu 15: Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so với..(1)… nhưng lại đứng yên so với..(2)....

  1. Chim con/con mồi
  2. Con mồi/chim con
  3. Chim con/ tổ
  4. Tổ/chim con

Câu 16: Một canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván chuyển động so với

  1. Ván lướt
  2. Canô
  3. Khán giả
  4. Tài xế canô

Câu 17: Hai bạn A và B cùng ngồi trên hai mô tô chạy nhanh như nhau, cùng chiều. Đến giữa đường gặp bạn C đang ngồi sửa xe đạp đang bị tuột xích. Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. A chuyển động so với B
  2. A đứng yên so với B
  3. A đứng yên so với C
  4. B đứng yên so với C

Câu 18: Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm?

A. Đoàn tàu lúc khởi hành

B. Đoàn tàu đang chạy trên đường Hải Dương - Hà Nội

C. Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng

D. Đoàn tàu đang qua cầu

Câu 19: Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì khẳng định nào sau đây đúng?

A. Mặt Trời quay quanh Trái Đất

B. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất chuyển động

C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời

D. Cả Trái Đất và Mặt Trời đều chuyển động

Câu 20: Một học sinh ngồi yên trên xe bus đang di chuyển trên tuyến đường vành đai. Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào sau đây đúng?

A. Học sinh chuyển động so với mặt đường

B. Học sinh đứng yên so với mặt đường

C. Học sinh chuyển động so với chiếc xe bus

D. Học sinh đứng yên so với các dãy nhà bên cạnh tuyến đường

Câu 21: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể xem như một chất điểm?

A. Xe khách đang ở bên xe

B. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời

C. Trái Đất đang chuyển động tự quay quanh nó

D. Tàu hỏa đang di chuyển trên đường sắt.

Câu 22: Mốc thời gian là:

A. Khoảng thời gian khảo sát hiện tượng

B. Thời điểm bất kì trong quá trình khảo sát hiện tượng

C. Thời điểm kết thúc một hiện tượng

D. Thời điểm ban đầu chọn trước để đối chiếu thời gian trong khi khảo sát một hiện tượng

Câu 23: Trong chuyển động cơ học tính tương đối không thể hiện ở:

A. Thời gian

B. Tọa độ

C. Quỹ đạo

D. Vận tốc

Câu 24: Hệ quy chiếu gồm có:

A. Một thước đo chiều dài và một đồng hồ đo thời gian

B. Một hệ tọa độ gắn trên vật làm mốc

C. Vật được chọn làm mốc và chiếc đồng hồ

D. Vât được chọn làm mốc, một hệ tọa độ gắn trên vật làm mốc, một thước đo chiều dài và một đồng hồ đo thời gian

-----------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8 bài 1: Chuyển động cơ học gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về khái niệm, vai trò và ý nghĩa của chuyển động cơ học...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8 bài 1: Chuyển động cơ học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Vật lý 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Giải Vở BT Vật Lý 8, Lý thuyết Vật lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
4 8.904
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Vật lý 8

    Xem thêm